Doanh nghiệp Nhà nước chiếm nguồn vốn lớn, chủ yếu là vốn vay

Dù chiếm nguồn vốn lớn trong nền kinh tế song hiệu suất sinh lời của khu vực doanh nghiệp Nhà nước lại không cao so với quy mô vốn...

Theo báo cáo tại buổi Họp báo công bố kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2017 diễn ra ngày 19/9, mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số doanh nghiệp, chỉ với 0,5% nhưng nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm tới 28,4% tổng nguồn vốn toàn bộ khu vực doanh nghiệp, cao hơn nguồn vốn của khu vực FDI.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tới 53,3% tổng nguồn vốn, nhưng số lượng các doanh nghiệp loại hình này chiếm tới 96,7% tổng số doanh nghiệp.

Dù chiếm tỷ trọng lớn nhưng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là vốn vay. Vốn chủ sở hữu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước so với tổng nguồn vốn chỉ chiếm khoảng 23,2%, trong khi tỉ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 30,7% và khu vực doanh nghiệp FDI là gần 40%.

Hiệu suất sinh lời của khu vực doanh nghiệp Nhà nước cũng không cao so với quy mô vốn. Cụ thể, hiệu suất sinh lời trên tài sản năm 2016 của doanh nghiệp Nhà nước đạt 2,6%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 1,4%. Cao nhất là khu vực doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài FDI có hiệu suất sinh lời lên đến 6,9%.

Xét về hiệu suất sinh lời trên doanh thu, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Nhà nước là hai loại hình doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2016 đạt khá cao với 6,7% và 6,6%. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ suất sinh lời trên doanh thu đạt thấp nhất với 1,9%.

Về mức thuế và các khoản đã nộp ngân sách của các doanh nghiệp, thì khu vực doanh nghiệp Nhà nước dẫn đầu với trung bình 104 tỷ đồng/doanh nghiệp, cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp FDI là 18 tỷ đồng/doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Cũng theo báo cáo này, dù khu vực FDI đóng góp vào ngân sách còn thấp, trung bình chỉ bằng 17% so với một doanh nghiệp Nhà nước, tuy nhiên, đây lại là khu vực tuyển dụng lao động nhiều nhất và liên tục tăng trong khoảng thời gian từ năm 2012-2017.

Tại thời điểm đầu 2017, số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm 18,4% và lao động giảm tới 23,1% so với thời điểm đầu năm 2012. Bình quân giai đoạn 2012-2017, mỗi năm doanh nghiệp Nhà nước giảm 4% về số doanh nghiệp và 5,1% về số lao động.

Trong khi đó, đầu năm 2017, số doanh nghiệp FDI tăng tới 54% và lao động trong khu vực này tăng tới 62,8% so với đầu năm 2012. Bình quân trong giai đoạn 2012-2017, số doanh nghiệp FDI tăng tăng 9% và lao động tăng 10,2%, cao hơn 2 lần so với doanh nghiệp Nhà nước.

Số doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thời điểm đầu năm 2017 tăng 52,3% và lao động tăng 27,9%. Bình quân năm giai đoạn 2012-2017 số doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 8,8% và lao động tăng 5%.

Theo Hạnh Nguyên Vneconomy

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video