Digiworld mục tiêu lợi nhuận 2019 tăng 25% lên 137 tỷ đồng

Mới đây, Digiworld cùng với Netstle Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm y học, theo đó Digiworld sẽ trở thành nhà phân phối tổng cho các sản phẩm của Netstle tại Việt Nam, thông qua các kênh bệnh viện, phòng mạch, y tế, nhà thuốc.
Digiworld mục tiêu lợi nhuận 2019 tăng 25% lên 137 tỷ đồng

CTCP Thế giới số (Digiworld, DWG) ghi nhận doanh thu năm 2018 đạt 5.943 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2017. Trong đó, ngành hàng máy tính xách tay và máy tính bảng thu về 2.401 tỷ đồng, tăng 6%; doanh thu ngành hàng điện thoại di động đạt 2.355 tỷ, tăng 213%; con số tại ngành hàng thiết bị văn phòng và ngành tiêu dùng lần lượt là 1.112 tỷ và 75 tỷ đồng. Tương ứng, Digiworld ghi nhận hơn 109 tỷ lãi sau thuế, tăng 39% so với thực hiện năm ngoái.

Riêng quý 4/2018, tổng doanh thu Digiworld đạt được 1.560 tỷ và lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 31,7 tỷ, tăng 43% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng từ các ngành hàng công nghệ.

Như vậy, so với kế hoạch, năm 2018 Digiworld tương ứng vượt 26% chỉ tiêu doanh thu và 8% chỉ tiêu lợi nhuận.

Đặt kế hoạch cho năm 2019, Digiworld kỳ vọng doanh thu đạt 7.150 tỷ đồng, tăng 20% so với kết quả năm 2018. Trong đó, Công ty ước nguồn đóng góp doanh thu chủ yếu đến từ ngành hàng điện thoại di động với hơn 3.000 tỷ, được biết năm 2018 mảng này chỉ đứng thứ hai sau hàng máy tính xách tay và máy tính bảng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 25% lên 137 tỷ đồng.

Mới đây, Digiworld cùng với Netstle Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm y học, theo đó Digiworld sẽ trở thành nhà phân phối tổng cho các sản phẩm của Netstle tại Việt Nam, thông qua các kênh bệnh viện, phòng mạch, y tế, nhà thuốc. Đây cũng là một trong những điểm nhấn cho tăng trưởng trong năm 2019, Digiworld nhận định.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video