ĐHĐCĐ VietinBank: Sẽ không loại trừ khả năng nhận sáp nhập thêm ngân hàng khác

Điều bất ngờ với cổ đông, mặc dù năm 2015 VietinBank đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nhưng ngân hàng không chia cổ tức. Năm trước ngân hàng này đã trả cổ tức với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt.

DHCD VietinBank 1

Chiều nay (26/4), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - mã: CTG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016. Không chia cổ tức năm 2015 do nhận sáp nhập PGBank Báo cáo tại Đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết năm 2015, ngân hàng có quy mô tổng tài sản đạt 779 ngàn tỷ đồng, tăng 17,9% năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.345 tỷ đồng, tăng 0,6% năm trước. Tỷ lệ nợ xấu tính đến thời điểm 31/12/2015 ở mức 0,73% Đáng chú ý, năm 2015, VietinBank không chia cổ tức nhằm bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng, đồng thời đảm bảo tuân thủ các giới hạn về an toàn vốn theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế. Năm trước ngân hàng này đã trả cổ tức với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Ngoài ra, liên quan đến giao dịch sáp nhập PGBank vào VietinBank, do có sự thay đổi của pháp luật trong lĩnh vực sáp nhập ngân hàng (Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của NHNN bị thay thế bởi Thông tư 36/2015/TT-NHNN, ngày 31/12/2015) nên đề án sáp nhập cần được hai ngân hàng cập nhật, sửa đổi cho phù hợp. Cụ thể, liên quan đến điều khoản quy định các hành vi bị cấm đối với các bên tham gia sáp nhập, đã có quy định 2 bên không được chia cổ tức trước khi sáp nhập để đảm bảo không làm giảm giá trị sổ sách mỗi cổ phần của các bên. Tuy nhiên, do giao dịch sáp nhập kéo dài, VietinBank đã thực hiện chia cổ tức năm 2014 căn cứ theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên. Vì vậy, để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, HĐQT VietinBank đã đàm phán với PGBank và trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 về việc không chia cổ tức năm 2015 để đảm bảo các quy định trước sáp nhập. Theo đó, toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ gần 3.661 tỷ đồng sẽ được VietinBank để lại để bổ sung nguồn vốn tự có của ngân hàng. Tổng giám đốc, ông Lê Đức Thọ cho biết, Vietinbank hiện đã trình hồ sơ pháp lý tới NHNN. NHNN đang thực hiện lấy ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, đến nay, giao dịch sáp nhập chỉ còn chờ ý kiến của Chính phủ. Thù lao xin tăng

DHCD VietinBank 2

Kế hoạch năm 2016, VietinBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 14% so với năm 2015, đạt 889.550 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 18%, lên 798.492 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế phấn đấu đạt 7.900 tỷ đồng, tăng 8% so với kết quả đạt được trong năm 2015, vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng tới 32%, lên 49.209 tỷ đồng. Các chỉ số ROA, ROE lần lượt đạt 0,9%-1,2% và 10%-11%, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến từ 7%-9%, tỷ lệ an toàn vốn trên 9%.

Về mức chi trả thù lao, trong năm 2015, ĐHĐCĐ ngân hàng đã thông qua tỷ lệ thù lao đối với HĐQT và BKS năm 2015 là 0,36% lợi nhuận sau thuế. Theo đó, tổng số tiền lương, thù lao đã chi cho các thành viên HĐQT và BKS là gần 20,5 tỷ đồng.

Sang năm 2016, HĐQT trình đại hội phê duyệt mức thù lao đối với HĐQT và BKS năm 2016 tối đa là 0,38% lợi nhuận sau thuế năm 2016.

Thảo luận:

Cổ đông: Kết quả kinh doanh quý I/2016 ra sao?

Tổng giám đốc ngân hàng, ông Lê Đức Thọ: Quy mô tài sản của VietinBank tại thời điểm kết thúc quý I/2016 so với cùng kỳ tăng 23%, so với đầu năm tăng 2%, quy mô tín dụng cũng tăng 23% so với cùng kỳ và so với đầu năm là tăng 3%, . Tăng trưởng huy động vốn ở mức 25%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,8%.

Lợi nhuận hợp nhất trong quý I/2016 đạt 2.400 tỷ đồng. So với kế hoạch cả năm dự kiến đạt 7.900 tỷ đồng, chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành mục tiêu.

Cổ đông: Kết quả hỗ trợ của Vietinbank tại 2 ngân hàng 0 đồng đạt được như thế nào?

Chủ tịch HĐQT Vietinbank, ông Nguyễn Văn Thắng: Thời gian vừa qua, VietinBank được giao nhiệm vụ hỗ trợ hai ngân hàng 0 đồng OceanBank và GPBank. Trước khi Vietinbank hỗ trợ, hai ngân hàng này gặp khó khăn và có nguy cơ mất thanh khoản, khi có thương hiệu Vietinbank vào và triển khai các biện pháp tích cực như đưa nhân sự sang cơ cấu lại các vị trí chủ chốt, đưa quản trị của VietinBank sang cũng như có hỗ trợ nhất định về kinh doanh giúp 2 ngân hàng ổn định.

Hai ngân hàng hiện đã hoạt động bình thường trở lại, thanh khoản tốt thậm chí dư dả. Xử lý nợ tồn đọng là vấn đề vô cùng lớn với hai ngân hàng này tuy nhiên trong thời gian qua khoản nợ xấu cũng được xử lý thu hồi khá lớn trong năm 2015. Nhờ đó, hai ngân hàng đã cân đối tài chính và vượt qua khó khăn.

VietinBank cũng đã hỗ trợ hai ngân hàng xây dựng đề án tái cấu trúc tuy nhiên cần khoảng thời gian khá dài nhưng với kết quả trước mắt, hiện kết quả tại 2 ngân hàng trên đã có tín hiệu khả quan ban đầu.

Cổ đông: Ngân hàng có kế hoạch có sáp nhập thêm không?

Chủ tịch HĐQT: Xu hướng sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới không thể tránh khỏi. Chúng ta có cơ hội tìm kiếm, lựa chọn các ngân hàng mà chúng ta mong muốn sáp nhập mang lại. Hiện HĐQT mới nghĩ đến trường hợp PGBank thôi còn tiếp tục sẽ nghiên cứu, sẽ M&A nếu có kế hoạch.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video