ĐHĐCĐ OPC: SSIAM đưa người vào HĐQT

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra sáng ngày 09/04, HĐQT CTCP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) cho biết việc hội nhập ngày càng sâu rộng trong thời gian tới sẽ tiếp tục tạo sức ép cạnh tranh lớn. Do vậy, giữ vững thị phần và mở rộng thị trường, phát triển chi nhánh là định hướng trong giai đoạn 2016 – 2021 với mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 – 7%.

dhdcd-opc

Mục tiêu tăng trưởng 5 - 7%

HĐQT đánh giá, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên cộng đồng ASEAN, ký kết tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và lộ trình cam kết thực hiện WTO đối với ngành dược sẽ tiếp tục tạo sức ép cho công ty nội địa phải cạnh tranh không cân sức trên sân nhà. Mặc khác, việc Trung Quốc thay đổi chính sách về lãi suất và tỷ giá gây ra nhiều áp lực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và OPC nói riêng. Bởi 90% nguyên vật liệu sản xuất dược liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là nhập từ Trung Quốc.

Do vậy, HĐQT trình cổ đông kế hoạch gồm doanh thu 680 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 95 tỷ đồng và cổ tức 20%; không chênh lệch nhiều so với năm trước. Và trong giai đoạn 2016 – 2021, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 – 7%.

Với mức tăng trưởng này, cổ đông đến từ SSIAM cho rằng quá thấp. Ông Nguyễn Chí Linh - Tổng giám đốc chia sẻ, hiện doanh thu Công ty đã ở mức gần 700 tỷ đồng nên mức tăng trưởng khoảng 10%, tức 70 tỷ đồng là khá khó khăn. Bởi tình hình bất lợi như hiện tại cũng như việc trông chờ vào phát triển thuốc phiến phụ thuộc vào sự chấp thuận của Nhà nước.

Do vậy, trong thời gian tới, OPC định hướng tiếp tục giữ vững thị phần và mở rộng thị trường, phát triển thị trường OTC, quan tâm đặc biệt thị trường ETC bao gồm cả vùng sâu, xa xôi hẻo lánh, miền núi, đồng bào dân tộc... tăng sản lượng các mặt hàng chủ lực và có tiềm năng.

Để hỗ trợ mở rộng thị trường và chiếm lĩnh các phân khúc truyền thống, OPC lên kế hoạch dự trữ nguyên phụ liệu, sản xuất gối đầu. Cũng như phát triển lĩnh vực sản xuất chế biến và mở rộng mạng lưới phân phối thuốc phiến cung cấp cho thị trường khối điều trị, bệnh viện, phòng chẩn trị... Đầu tư xây dựng chi nhánh Hà Nội, mở rộng cơ sở vật chất chi nhánh Nha Trang.

Ông Nguyễn Chí Linh cho biết, trong những năm vừa qua OPC trực tiếp đấu thầu, trực tiếp phân phối nên phải mở rộng thêm chi nhánh. Hiện Công ty đã có 9 chi nhánh trên khắp cả nước và khách hàng thì có 15,000 đối tác. Ở thị trường nước ngoài, Công ty đã thành lập văn phòng đại diện Trung Quốc tại Quảng Châu vào tháng 9/2014.

Dự án 1017 Hồng Bàng vẫn cần tìm ra phương án để sử dụng hiệu quả. Ông Trịnh Xuân Vương - Chủ tịch HĐQT chia sẻ, tìm ra phương án cho khu đất này là một vấn đề nan giải bởi sau khi cầu Phú Lâm ở quận 6 xây dựng thì khu đất có vị thế khó đi lại, xe ra vào từ đây rất dễ bị vi phạm luật giao thông.

Nhìn lại năm 2015, OPC ghi nhận tổng doanh thu 664 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch và tăng 8% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế 92 tỷ vượt 5% kế hoạch và tăng 7% so với năm trước. Do vậy, HĐQT trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận với cổ tức 20% tiền mặt, chia làm 2 đợt thanh toán.

SSIAM đưa người vào HĐQT và BKS

Tại Đại hội, OPC đã bầu HĐQT và BKS cho nhiệm kỳ mới. Trong đó, HĐQT có 5 thành viên cũ ứng cử và 1 thành viên mới được đề cử bởi Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) là ông Nguyễn Phan Dũng, Phó Tổng giám đốc SSIAM. Trong BKS, có 2 thành viên cũ và hai thành viên mới ứng cử là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và bà Phạm Thị Thu Hà. Trong đó, bà Hà là do SSIAM đề cử, bà Hà hiện là Phó giám đốc đầu tư SSIAM.

Được biết, hiện SSIAM đang sở hữu 15.5% vốn OPC.

Biểu quyết tại đại hội, cổ đông đã thống nhất số lượng thành viên HĐQT là 6 người và thành viên BKS là 3 người.

Danh sách HĐQT nhiệm kỳ 2016-2021

Trịnh Xuân Vương – Chủ tịch

Nguyễn Chí Linh – Phó Chủ tịch

Lê Minh Điểm

Ngô Tân Long

Trương Đức Vọng

Nguyễn Phan Dũng (mới)

Danh sách BKS nhiệm kỳ 2016-2021

Nguyễn Văn Tấn

Lê Vũ Thuật

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (mới)

Như vậy, SSIAM đã có 1 ứng viên HĐQT trúng cử và ứng viên BKS không trúng cử.

Kết thúc Đại hội, cổ đông đã thông qua tất cả tờ trình.

Theo Vietstock

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video