ĐHCĐ Vissan đặt mục tiêu tăng thị phần mảng thịt tươi sống lên 35%

Sáng 5/4, tại Tp.HCM, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) đã tổ chức họp Đại hội cổ đông năm 2017 với các tờ trình của Hội đồng quản trị (HĐQT) được cổ đông thông qua.

[caption id="attachment_53179" align="aligncenter" width="479"] Đại hội cổ đông thường niên 2017 của Vissan tổ chức sáng nay[/caption]

Ông  Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT, Chủ tọa ĐHCĐ của Vissan cho biết, dự án di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan đã được Hội đồng thành viên của Vissan thông qua với phương thức đầu tư phân kỳ thành 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 1.587,2 tỷ đồng.

Vissan sẽ đầu tư cụm công nghiệp giết mổ và chế biến tại Long An để di dời nhà máy về, trả lại khu đất tại 420 Nơ Trang Long cho TP.HCM. Việc di dời nhà máy giúp Vissan thực hiện mục tiêu tăng thị phần mảng tươi sống lên 35-40% trong 3 năm tới.

Kế hoạch năm 2017 với tổng doanh thu mạng lưới 4.545 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 156 tỷ đồng, tăng tương ứng 23% và 5% so với năm trước. Cổ tức năm 2017 là 7%.

Đại hội cũng thông qua miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Văn Đức Mười - Tổng giám đốc và 2 thành viên khác của Ban Kiểm soát là bà Hoàng Thị Kim Phượng và ông Nguyễn Kim Khánh cũng được thông qua quyết định tương tự.

Thay ông Mười tại Hội đồng quản trị sẽ là ông Huỳnh Quang Giàu (đại diện cổ đông Satra), trong khi ông Lê Quang Liêm, Phạm Hoàng Sơn sẽ là những thành viên mới của Ban Kiểm soát.

HĐQT thống nhất bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc An giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, thay thế ông Mười giữ chức vụ Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 7/4/2017.

[caption id="attachment_53180" align="aligncenter" width="479"] Ông Nguyễn Ngọc An (ngoài cùng bên phải)[/caption]

Giải thích cho cổ đông lý do công ty đưa ra mức tăng trưởng 23%, ông Khoa cho biết, đây là mức tăng trưởng bình quân của 2 ngành kinh doanh tươi sống và kinh doanh chế biến. Trong đó, kinh doanh tươi sống đặt ra mức tăng trưởng 35%, phấn đấu đạt 50%, kinh doanh chế biến đặt ra mức tăng trưởng 14,5%.

Ông Khoa cũng giải thích lý do lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 5%, là khi chuyển thành công ty cổ phần Vissan phải chịu thêm một số chi phí tăng thêm 41 tỷ đồng/năm, trong đó lớn nhất là phân bố lợi thế doanh nghiệp, chưa kể bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất... Tính chung khoảng 72 tỷ đồng chi phí tăng thêm. Vì vậy nếu tính đúng tính đủ thì lợi nhuận năm 2017 tăng đạt gần 200 tỷ đồng, tăng trưởng cao so với năm trước.

Vissan thực hiện đấu giá thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 7/3/2016 với giá bình quân đạt 80.053 đồng một cổ phần, gấp 4,7 lần giá khởi điểm. Ngày 21/10/2016, công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UpCoM. Cơ cấu cổ đông công ty bao gồm: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) chiếm 67,76%, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco) giữ 24,94%, 7,3% còn lại thuộc về cổ đông tổ chức và cá nhân khác.

Ngọc Lan

 
Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video