ĐHCĐ Saigonbank: Năm 2022 đặt mục tiêu lợi nhuận 190 tỷ đồng, tín dụng tăng 10%

Sáng ngày 28/04/2022, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

ĐHCĐ Saigonbank: Năm 2022 đặt mục tiêu lợi nhuận 190 tỷ đồng, tín dụng tăng 10%

Báo cáo tại đại hội, lãnh đạo Saigonbank cho biết, năm 2021, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do tác động của Covid – 19. Song với định hướng đúng đắn, cùng tinh thần quyết tâm, chủ động, sáng tạo và đoàn kết của tập thể cán bộ, nhân viên trong thời gian qua, SAIGONBANK đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao; thực hiện thành công "nhiệm vụ kép" vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, an toàn, hiệu quả; vừa chung tay đồng hành cùng doanh nghiệp, khách hàng vượt qua khó khăn, góp phần nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đất nước trong điều kiện bình thường mới.

 Kết thúc năm tài chính 2021, Saigonbank đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực trên các mảng hoạt động. Cụ thể: tổng tài sản đạt 101,12%; huy động vốn đạt 101,08%; dư nợ cho vay đạt 102,79% chỉ tiêu kế hoạch; tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,91% trên tổng dư nợ, thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 154 tỷ đồng, tương đương  114,16% chỉ tiêu kế hoạch; đảm bảo tuân thủ các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong năm 2021, Saigonbank đã kết nối với các trung gian thanh toán lớn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại: triển khai chức năng rút tiền mặt bằng mã QR trên ATM, chức năng chuyển tiền liên Ngân hàng bằng mã QR trên Smart Banking, ...Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị đã hỗ trợ tối đa cho khách hàng sử dụng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ ngân hàng an toàn, hiện đại với chất lượng cao.

Năm 2022, Saigonbank hướng tới mục tiêu tổng tài sản 26 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước, huy động vốn tăng 8%, dư nợ cho vay tăng 10%, nợ xấu theo quy định và lợi nhuận ở mức 190 tỷ đồng. 

Tại Đại hội, Ban Lãnh đạo Saigonbank đã trả lời các câu hỏi của cổ đông xoay quanh các vấn đề được quan tâm; đồng thời giải đáp thắc mắc, cung cấp đầy đủ thông tin về kế hoạch kinh doanh trong năm 2022, việc phân phối lợi nhuận 2021, việc xử lý nợ tồn đọng… Trong khuôn khổ Đại hội, các cổ đông đã nhất trí thông qua nội dung như: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2021; Kế hoạch kinh doanh năm 2022; Báo cáo tình hình hoạt động năm 2021 và Phương hướng hoạt động năm 2022 của Hội đồng quản trị; Báo cáo hoạt động các Ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị….

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video