Đài Loan đứng thứ 4 về đầu tư FDI tại Việt Nam

Tính lũy kế đến tháng 3, Đài Loan có 2.401 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 28,5 tỷ USD (chiếm 13% tổng số dự án và 11% tổng vốn đầu tư FDI của Việt Nam) và xếp thứ tư trong số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Đài Loan khoảng 11,8 triệu USD/dự án.

16

Hiện nay, các nhà đầu tư Đài Loan đã đầu tư vào 18/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Đa phần các dự án của Đài Loan tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 1.872 dự án và 23,5 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 78% tổng số dự án và 82,5% tổng vốn đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai  với 26 dự án và 1,69 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 6% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam). Ngành xây dựng đứng thứ 3 với  108 dự án và 1,5 tỷ USD tổng vốn đầu tư ( chiếm 5,4% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam).

Hà Tĩnh đứng đầu trong các tỉnh, thành phố về thu hút FDI từ các nhà đầu tư Đài Loan với 36 dự án và 10,2 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 36% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam). Trong đó có dự án có tổng vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam hiện nay là dự án Formosa Hà Tĩnh có vốn đầu tư là 9,996 tỷ USD. Đồng Nai đứng thứ hai với 333 dự án và 4,8 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 17% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam). Bình Dương đứng thứ ba với 688 dự án và 2,6 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam). Bình Dương cũng là tỉnh thu hút được nhiều dự án của Đài Loan nhất (chiếm 28,7% tổng số dự án FDI của Đài Loan tại Việt Nam).

Trong quý I năm 2015, Đài Loan  đã đầu tư 14 dự án mới và có 5 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 47 triệu USD. Tuy con số này còn rất khiêm tốn song tiềm năng của các nhà đầu tư Đài Loan vào Việt Nam vẫn rất lớn và Đài Loan vẫn là một trong các đối các đầu tư truyền thống của Việt Nam.

Trong thời gian tới, cần có các biện pháp XTDT thích hợp để thu hút hơn nữa các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư vào các lĩnh vực có công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút FDI của Đài Loan

TT  Địa phương  Số dự án  Tổng vốn đầu tư (USD)
1  Hà Tĩnh         36               10.274.635.000
2  Đồng Nai        333                 4.834.756.459
3  Bình Dương      688                 2.623.859.279
4  TP Hồ Chí Minh  506                 2.601.422.536
5  Bà Rịa-Vũng Tàu 28                 1.965.709.223
6  Long An         150                    973.311.894
7  Hải Phòng       44                    654.707.707
8  Hải Dương       53                    437.333.404
9  Ninh Bình       6                    426.319.386
10  Tây Ninh        72                    395.631.329

Theo Cục ĐTNN - Bộ KHDT

 
Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video