Cuối tuần giá vàng hạ nhiệt nhưng vẫn bám sát 38 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước có tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Cuối tuần giá vàng hạ nhiệt nhưng vẫn bám sát 38 triệu đồng/lượng


Sáng nay 15/6, giá vàng trong nước điều chỉnh giảm 100 - 180 nghìn đồng so với cuối ngày hôm qua theo diễn biến của vàng thế giới.

Cụ thể, vàng SJC tại hệ thống cửa hàng của tập đoàn DOJI là 37,44 - 37,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 180 nghìn đồng so với cuối ngày hôm qua. Vàng nguyên liệu SJC 4 số 9 (99.99) của nhãn này giao dịch tại 37,4 - 37,54 triệu đồng/lượng.

Tại hệ thống của PNJ, giá vàng miếng SJC hiện là 37,4 - 37,65 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng/lượng so với hôm qua. Nhưng vàng nhãn hiện PNJ vẫn neo rất cao, với giá bán ra lên tới 37,99 triệu đồng/lượng và mua vào ở mức 37,39 triệu đồng.

Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng Rồng Thăng Long giao dịch ở 37,34 - 37,79 triệu đồng/lượng trong khi vàng SJC là 37,43 - 37,52 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 150 nghìn đồng/lượng.

So với cùng thời điểm này sáng hôm qua thì giá vàng hiện vẫn cao hơn 120 - 150 nghìn đồng/lượng. So với cuối tuần trước, giá vàng hiện cao hơn 120 nghìn đồng.

Giá vàng đã biến động mạnh tuần thứ 2 liên tiếp, trong đó tuần trước tăng 700 nghìn đồng và tuần này tăng 120 nghìn đồng và đang neo ở vùng đỉnh trong vòng hơn 1 năm trở lại đây.

Giá vàng trong nước tăng do vàng thế giới liên tục tăng trước những căng thẳng địa chính trị toàn cầu bên cạnh khả năng Fed giảm lãi suất làm cho đồng USD yếu đi. Hôm qua 14/6, giá vàng thế giới có lúc leo lên vùng cao 14 tháng tại 1.358 USD/ounce.

Kết thúc tuần này, giá vàng giao ngay đứng tại 1.339,49 USD/ounce còn vàng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn New York là 1.344,5 USD/ounce. Quy đổi, giá vàng SJC thấp hơn vàng thế giới khoảng 300 nghìn đồng/lượng.

Theo Trí thức trẻ

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video