Covid-19 tác động nặng nề nhất đến dòng tiền

Các tổ chức dù ở quy mô lớn hay nhỏ, ở khu vực công hay tư, đều quan ngại về tác động của Covid 19 đối với người lao động, năng suất và dòng tiền. Những tác động nặng nề nhất là khó khăn của dòng tiền ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của DN.

Các doanh nghiệp ở khu vực công hay tư đều quan ngại về tác động của Covid. Ảnh: Internet

Các doanh nghiệp ở khu vực công hay tư đều quan ngại về tác động của Covid. Ảnh: Internet

Đó là nhận xét đáng chú ý tại báo cáo nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng với hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa được Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) thực hiện trên phạm vi toàn cầu, bao gồm Việt Nam.

Nghiên cứu đã nhận được phản hồi từ hơn 10.000 chuyên gia tài chính trên toàn cầu, trong đó có 1.513 từ ASEAN và gần 300 từ Việt Nam. Ở Việt Nam, khảo sát được ACCA thực hiện phối hợp cùng Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính (CFO) Việt Nam và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). 

Trong điều kiện nhiều nước công bố các gói hỗ trợ của Chính phủ, hầu hết những người tham gia khảo sát đều trả lời còn quá sớm để khẳng định tính hiệu quả của các gói hỗ trợ này. 80% lãnh đạo DN cho biết DN của họ sẽ giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận hàng năm, có 21% tổ chức đã ngừng tuyển dụng nhân viên.

Kết quả nghiên cứu chính chỉ ra một số điểm đáng chú ý. 57% (toàn cầu), 54% (ASEAN), 53% (Việt Nam) cho biết năng suất làm việc của nhân viên bị ảnh hưởng tiêu cực.  

37% (toàn cầu), 44% (ASEAN), 47% (Việt Nam) cho biết gặp khó khăn về dòng tiền. 29% (toàn cầu), 38% (ASEAN), 52% (Việt Nam)  cho biết khách hàng dừng hoặc giảm mua vì họ ở khu vực chịu ảnh hưởng bởi dịch. 24% (toàn cầu), 28% (ASEAN), 26% (Việt Nam) cho biết họ phải trì hoãn ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

24% (toàn cầu), 30% (ASEAN), 41% (Việt Nam) cho biết khách hàng dừng hoặc giảm mua vì chuỗi cung ứng của họ bị gián đoạn. Có 53% (toàn cầu), 64% (ASEAN), 71% (Việt Nam) các DN có thể đưa ra dự báo tài chính tương lai trong điều kiện khó đoán diễn biến do quy mô lan nhanh và thời gian bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các DN phải thực hiện dãn cách xã hội theo quy định của Chính phủ.

Về kết quả nghiên cứu đối với khối dịch vụ kiểm toán độc lập, báo cáo cho thấy thách thức lồng ghép với cơ hội kinh doanh.

Về thách thức, 40-50% (toàn cầu), 58-77% (ASEAN) cho biết họ không đáp ứng được thời hạn báo cáo và chịu áp lực hoàn thành dịch vụ khách hàng trong thời gian cao điểm do vấn đề di chuyển của nhân viên tương ứng; 30% (toàn cầu), 44% (ASEAN) cho biết rủi to kiểm toán gia tăng liên quan đến định giá tài sản, tính đầy đủ của nợ phải trả và các vấn đề liên quan

Về cơ hội, 15-30% trên toàn cầu và ASEAN cho biết có thêm cơ hội cung cấp các dịch vụ chuyển đổi công nghệ số, quản lý chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng phát triển liên tục của DN cũng như tuân thủ và tư vấn thuế

Bên cạnh các tác động mang tính ngắn và trung hạn đến hoạt động của DN thì nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp đã và đang được cân nhắc triển khai để giảm thiểu thiệt hại cho DN. Một số giải pháp là cho nhân viên làm việc linh hoạt (có thể làm ở nhà), điều chỉnh chế độ đãi ngộ và mô hình làm việc, thiết lập chuỗi cung ứng tại các khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi dịch, đàm phán nợ vay với các ngân hàng và bên cho vay, và thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí hoạt động.

Nghiên cứu cũng đề xuất các bài học kinh nghiệm từ đại dịch này. ACCA và các tổ chức đối tác đưa ra quy tắc “3 chữ A” để quản lý khủng hoảng – Act (Hành động) để phản ứng lại một cách bền vững và tập trung vào nhân viên và các bên liên quan; Analyse (Phân tích) các nguồn thông tin khác nhau để bảo vệ tổ chức mình; và Anticipate (Dự tính) các tác động đối với hoạt động SXKD và xu hướng trong tương lai.

Theo Báo Đấu thầu

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video