Coteccons chỉ phân phối được 80% số cổ phiếu chào bán, thu về gần 1.800 tỷ đồng

Mức giá chào bán bình quân là 153.000 đồng/cp trong khi thị giá cổ phiếu Coteccons hiện dao động quanh ngưỡng 180.000 đồng.

cong truong CTD

CTCP Xây Dựng Conteccons (Mã : CTD ) vừa ra thông báo báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ được thực hiện từ ngày 18/10/2016 đến ngày 16/11/2016. Theo đó, công ty cho biết đã phân phối được hơn 11,47 triệu cổ phiếu trong tổng số 14,43 triệu cổ phiếu đăng ký chào bán, tỷ lệ hoàn thành đạt 80%. Với giá bán bình quân gia quyền là 153.520 đồng/cổ phiếu, công ty đã thu về gần 1.762 tỷ đồng. Trừ đi chi phí, tổng thu ròng từ đợt chào bán đạt 1.744 tỷ đồng. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Coteccons tăng từ 655 tỷ lên 770,5 tỷ đồng. Hiện tại, công ty chưa công bố danh sách các nhà đầu tư đã mua trong đợt phát hành riêng lẻ này. Theo kế hoạch, số tiền thu được sau đợt chào bán này công ty sẽ dùng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiến lược của công ty. Tăng vốn điều lệ để nâng cao hình ảnh và quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đấu thầu dự án lớn.

gia tri dau tu CTD

Trong 9 tháng đầu năm 2016, hoạt động kinh doanh của Coteccons tiếp tục ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng với doanh thu 13.462 tỷ đồng, tương đương doanh thu trong cả năm 2015; Lợi nhuận sau thuế đạt 961 tỷ đồng, cao hơn 30% so với mức thực hiện trong năm 2015. Với kết quả này, 9 tháng đầu năm công ty đạt EPS lên đến 19.445 đồng/cổ phiếu và giữ ngôi vương "ông vua sinh lãi" sàn chứng khoán.

Thị giá hiện tại của cổ phiếu CTD đang giao dịch xung quanh mức 180.000 đồng/cổ phiếu - cao hơn 17% so với giá chào bán bình quân.

[caption id="attachment_41514" align="aligncenter" width="288"]Thị giá cổ phiếu của CTD Thị giá cổ phiếu của CTD[/caption]

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video