Công an TP HCM cảnh báo cú pháp làm "bay màu" tài khoản ngân hàng

Công an TP HCM vừa đưa ra cảnh báo chiêu lừa đảo chuyển hướng cuộc gọi, đánh cắp SIM có thể khiến tài khoản ngân hàng bị "bay màu".

Theo Công an TP HCM, thời gian gần đây, tội phạm công nghệ cao thường thực hiện thủ đoạn giả danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử... để hỗ trợ giải quyết sự cố.

Những tội phạm này sẽ yêu cầu khách hàng nhắn tin theo cú pháp **21*# hoặc DS gửi 901. Đây là những mưu mẹo nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Cú pháp **21*# thực chất là cú pháp chuyển hướng cuộc gọi (Call Forward), mà dịch vụ của các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại nội mạng hoặc ngoại mạng.

Công an TP HCM cảnh báo cú pháp làm bay màu tài khoản ngân hàng - Ảnh 1.

Công an TP HCM khuyến cáo khách hàng cẩn thận với cú pháp **21*# hoặc DS

Từ việc nạn nhân nhắn cú pháp, các đối tượng sẽ thao tác đăng nhập ứng dụng ví MoMo của họ từ xa. Tổng đài MoMo sẽ gọi để cung cấp mã OTP, tuy nhiên cuộc gọi này sẽ chuyển hướng đến số điện thoại của đối tượng rồi tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví bị chiếm đoạt. 

Đối với cú pháp DS gửi 901 là cú pháp đổi SIM điện thoại qua phôi SIM trắng theo phương thức nhắn tin (SMS). Với lời dụ dỗ rằng sẽ giúp người dùng nâng cấp SIM điện thoại thành SIM 4G, 5G, kẻ xấu yêu cầu người dùng nhắn tin theo cú pháp trên.

Khi thao tác thành công, người dùng sẽ mất quyền kiểm soát SIM. SIM của đối tượng lừa đảo trở thành SIM "chính chủ", dễ dàng truy cập vào các ứng dụng ví điện tử, ứng dựng thanh toán online để chiếm đoạt tiền.

Công an TP HCM khuyến cáo, để bảo vệ tài sản của chính mình, người dân không thực hiện các yêu cầu trên, không cung cấp mật khẩu và mã xác thực (OTP) của ví điện tử cho bất kỳ ai bên ngoài ứng dụng.

Ngoài ra, không bấm vào đường link lạ để nhập mật khẩu và mã xác thực (OTP). Đồng thời, luôn tra cứu, tìm hiểu thông tin để nắm chắc mục đích, ý nghĩa của các cú pháp tin nhắn trước khi thực hiện.

Theo Phạm Dũng (Người lao động)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video