Cổ phiếu SeABank do Mobifone chào bán với giá rẻ hút nhà đầu tư

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) do Tổng công ty Viễn thông Mobifone chào bán.

Theo đó, trong đợt bán đấu giá này, có 54 nhà đầu tư đã đăng ký mua cổ phần SeABank bao gồm 6 nhà đầu tư tổ chức và 48 nhà đầu tư cá nhân. Tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua lên đến hơn 69,8 triệu cp, gấp đôi số cổ phiếu chào bán (33,4 triệu cp). Phiên chào bán dự kiến tổ chức vào sáng ngày 07/02/2018 tại HNX.

Đầu tháng 1/2018, Mobifone đã có kế hoạch thoái vốn tại SeABank khi chào bán đấu giá toàn bộ 33,4 triệu cổ phần tại SeABank với giá khởi điểm là 9.600 đồng/cổ phần. Mức giá này thấp hơn khá nhiều so với mức giá đang được giao dịch trên sàn OTC, hiện vào khoảng 14.000-15.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài SeABank, Tổng Công ty còn đăng ký bán 5.5 triệu cp TPBank. Giá khởi điểm chào bán cổ phiếu SeABank và TPBank lần lượt là 9.600 đồng/cp và 12.800 đồng/cp. Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua toàn bộ lượng cổ phần đấu giá tại TPBank và SeABank.

Tuy nhiên, vào giữa tháng 1/2018, phiên đấu giá TPBank được thông báo sẽ tạm dừng để Mobifone làm rõ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại TPBank.

Cách đây gần 2 năm vào tháng 4/2016, Mobifone từng đăng ký bán đấu giá 14,28 triệu cp TPBank với giá khởi điểm 8.900 đồng/cp nhưng lượng chào bán thành công ở mức 8,73 triệu cp với giá trúng bằng mức khởi điểm.

Tại thời điểm đó, Mobifone cũng muốn bán đấu giá hơn 33,4 triệu cổ phần SeABank với giá khởi điểm 9.600 đồng/cp nhưng đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá.

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video