Cổ phiếu ngân hàng ngập sắc xanh, có 3 mã tăng kịch trần

Thanh khoản nhóm ngân hàng cũng tăng mạnh, đạt hơn 2.800 tỷ đồng trong phiên hôm nay (28/11).

Tiếp nối đà hồi phục của phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index diễn biến tích cực ngay từ khi mở cửa hôm nay (28/11) với hàng loạt nhóm ngành nhuộm sắc xanh.

Đóng cửa, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm. VN30 tăng 36,85 điểm, trong đó có tới 7 mã tăng kịch trần.

Với nhóm cổ phiếu ngân hàng, có 26/27 mã tăng giá, trong đó 3 mã tăng kịch biên độ là TCB, SHB và LPB. Đây là phiên tăng giá thứ 4 liên tiếp của TCB với tổng mức tăng 12,5%. LPB thì tăng trần 2 phiên liên tiếp, tổng cộng 13,6%.

Hàng loạt cổ phiếu trên UPCoM tăng mạnh như BVB (11,1%), PGB (8,1%), ABB (8,1%), VAB (7,9%),...

Các cổ phiếu ngân hàng có vốn hoá lớn cũng đóng cửa với mức tăng ấn tượng, góp mặt vào top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index như VCB (4,9%), TCB (7%), MBB (6,2%), CTG (5,8%), VPB (3,9%).

Chỉ một cổ phiếu ngân hàng kết phiên trong sắc đỏ là BID. Sau khi tăng mạnh hơn 11% trong tuần trước, cổ phiếu này điều chỉnh giảm 1,3% trong hôm nay xuống 39.500 đồng/cp. BID vẫn đang được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, đánh dấu phiên mua ròng thứ 17 liên tiếp. 

Đáng chú ý, bên cạnh giá tăng mạnh, thanh khoản toàn ngành cũng tăng vọt với giá trị khớp lệnh đạt tới hơn 2.800 tỷ đồng, trong khi mức bình quân của tuần trước chỉ 1.800 tỷ đồng/phiên. Trong đó, mã có thanh khoản tăng ấn tượng nhất là TPB khi có hơn 14 triệu cp này được khớp lệnh trong phiên 28/11, tương đương giá trị 262 tỷ đồng, gấp 3 lần mức bình quân các phiên giao dịch trong tuần trước. Theo đó, TPB lọt top 4 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất nhóm ngân hàng phiên hôm nay. Giá cổ phiếu TPB cũng diễn biến tích cực, tăng 3,4% lên 21.000 đồng/cp.

STB vẫn là cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản toàn ngành, với giá trị giao dịch khớp lệnh đạt gần 550 tỷ đồng. Ngoài ra, đây là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh thời gian gần đây, và trong phiên hôm nay tiếp tục mua ròng hơn 10 triệu đơn vị, giá trị 197 tỷ đồng.

Về phương thức thoả thuận, LPB có khối lượng giao dịch “khủng” với hơn 27 triệu cp được trao tay, giá trị hơn 300 tỷ đồng. Phiên giao dịch cuối tuần trước (25/11) cũng đã có hơn 27,7 triệu cp này được giao dịch theo phương thức thoả thuận, giá trị hơn 290 tỷ đồng.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty chứng khoán BSC cho rằng, cổ phiếu ngành ngân hàng đang có mức chiết khấu tương đối sâu so với giai đoạn lịch sử, trong khi đó, sức khoẻ tài chính của các nhà băng hiện nay vẫn tương đối tốt, do đó xứng đáng có mức định giá cao hơn so với thời điểm hiện tại.

Theo Minh Vy (Nhịp sống thị trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video