Chủ tịch TH True Milk: "Tôi không ngại sản phẩm nước ngoài vào Việt Nam"

Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk khẳng định “không ai cạnh tranh nổi mình khi mình làm trên đất của mình, có công nghệ tốt, quản trị tốt”.

“Mình làm trên đất mình, không ai cạnh tranh nổi”

“Năm 2008, khi tôi vào làm sữa sạch, ở Việt Nam có 92% thị trường sữa là nhập khẩu sữa bột ở Trung Quốc về pha lại, vậy minh bạch sữa tươi ở đâu, trước đó bao nhiêu người Việt được uống sữa tươi thực sự?”, bà kể lại câu chuyện ngày đầu và dấy lên vấn đề chính của thị trường là tính minh bạch. Từ khởi đầu sau 8 năm TH True Milk vẫn kiên định với con đường sữa tươi.

“Tôi tự hào vì đến nay thương hiệu TH True Milk là thương hiệu duy nhất làm hoàn toàn từ sữa tươi”, bà Thái Hương nói.

Hiện TH True Milk triển khai dự án trồng rau sạch, rau organic. Vừa bán sữa, vừa tặng rau, TH góp phần lan tỏa thói quen ăn rau sạch.

[caption id="attachment_33031" align="aligncenter" width="564"]Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk[/caption]

Bà khẳng định sẽ luôn đi theo con đường sạch và không ngại đối thủ nước ngoài.

Là doanh nhân Việt chúng tôi không ngại ngần bất cứ cái gì, kể cả khi sản phẩm nước ngoài vào Việt Nam. Vì mình làm trên đất mình, mình có công nghệ rồi, quản trị tốt rồi, không ai cạnh tranh nổi mình. Tôi không sợ điều gì hết”, bà Thái Hương thẳng thắn khẳng định giữa hơn 500 quan khách và người tiêu dùng tại hội thảo “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra cuối tháng 8 vừa qua.

Đau đáu với câu chuyện làm thực phẩm sạch, bà Thái Hương ngỏ ý mong muốn các doanh nghiệp, doanh nhân sẽ đồng hành đi vào thực phẩm sạch, vì một cộng đồng khỏe mạnh.

“Tôi dự định sẽ thành lập một Hiệp hội về thực phẩm sạch chính người tiêu dùng sẽ đo tiêu chuẩn. Người kiểm soát chất lượng tốt nhất phải là người tiêu dùng”, bà cho hay.

“Tôi lãi sức khỏe”

“Tôi luôn tâm niệm làm gì thì làm, con người ta chỉ sống được cùng lắm 100 tuổi thôi, lúc chết cũng chẳng mang đi được gì nên xem sức khỏe của cộng đồng là tôn chỉ mục đích, làm gì có lợi cho sức khỏe của cộng đồng.

Tôi làm thực phẩm sạch rất hạnh phúc. Hạnh phúc của tôi là nhìn thấy mọi người uống sữa và khỏe mạnh. Lãi lớn nhất của tôi là lãi sức khỏe”, vị Chủ tịch Tập đoàn TH cho hay.

Làm thực phẩm sạch tốt nhưng tại sao ít người làm? Bà Thái Hương cho rằng do chính sách không hợp lý nên ít doanh nhân đầu tư vào nông nghiệp và cần phải khích lệ doanh nhân làm nông nghiệp nhiều hơn nữa.

Chúng tôi chấp nhận thử thách không phải bước lên bục vinh quang mà mang lại giá trị sống đích thực. Cuộc cách mạng phải đến từ toàn xã hội,với sự kiện sữa nhiễm melamine, tôi đã họp ngay hội đồng và nói "hãy làm sữa đi".

Theo NDH

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video