Chính thức có gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lâm, thủy sản, lãi suất thấp hơn 1-2% so với thị trường

Quy mô của gói tín dụng hiện cao hơn 5.000 tỷ so với dự kiến. Lãi suất sẽ thấp hơn tối thiểu 1-2% so với các gói vay cùng kỳ hạn và cùng thời điểm.

Ảnh minh hoạ

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến Lâm sản và Thủy sản”; trên cơ sở ý kiến thống nhất và các văn bản đăng ký tham gia của các Ngân hàng thương mại; ngày 14/7/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Văn bản 5631/NHNN-TD, hướng dẫn ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực Lâm sản, Thủy sản.

Theo đó, từ nay đến hết 30/06/2024, các Khách hàng có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực Lâm sản, Thủy sản sẽ được vay vốn với lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ. 

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn giao các nhà băng, theo thẩm quyền thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia chương trình này, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và quy mô hoạt động của ngân hàng.

Được biết gói tín dụng có quy mô khoảng 15.000 tỷ đồng, cao hơn dự kiến ban đầu (10.000 tỷ đồng) và đã có 12 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia, gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam A Bank, OCB, Eximbank, SHB.

Như vậy, cùng với các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất đã và đang triển khai thời gian qua, việc triển khai chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm - thủy sản tiếp tục khẳng định sự đồng hành của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Văn Tuệ (Nhịp Sống Thị Trường)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video