Chân dung Quyền Tổng Giám đốc SHB: Là tiến sỹ kinh tế, hơn 11 năm làm Phó Tổng

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà - Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc từ ngày 20/07/2022.

Chân dung Quyền Tổng Giám đốc SHB: Là tiến sỹ kinh tế, hơn 11 năm làm Phó Tổng

Theo SHB, việc bổ nhiệm nằm trong lộ trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược trung dài hạn của ngân hàng trong thời gian tới.

Bà Ngô Thu Hà sinh năm 1973, là Tiến sỹ Kinh tế. Bà đã có 28 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và giữ vai trò quản lý cấp cao tại các tổ chức, định chế tài chính. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng Giám đốc SHB, Thành viên Hội đồng thành viên Công ty cổ phần chứng khoán SHB (SHBS), Thành viên Hội đồng thành viên Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFC),…

Bà Ngô Thu Hà gia nhập SHB từ năm 2008 và đã có hơn 11 năm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc. Trong suốt thời gian công tác tại SHB, Bà Ngô Thu Hà đã đảm trách nhiều vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,

Cùng với việc bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc, kể từ ngày 20/07/2022, Ông Võ Đức Tiến – Phó Chủ tịch HĐQT sẽ thôi đảm nhận nhiệm vụ phụ trách điều hành SHB để tập trung tham gia quản trị ngân hàng với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT và phụ trách Hội đồng Tín dụng SHB. 

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 5,9 nghìn tỷ đồng (tăng 84%), thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 9,5 nghìn tỷ đồng (tăng 113%), tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II đạt gần 12%, xếp hạng tín nhiệm của Moody’s đạt B1. 

SHB dự kiến trong quý III sẽ được NHNN cấp phép để hoàn thành giao dịch bán Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFC), dự kiến thu về nguồn thặng dư vốn đáng kể trong năm 2022 và 3 năm tiếp theo, góp phần nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video