CEO Ngân hàng OCB: Lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay vẫn giữ ổn định

Các ngân hàng đang siết chi phí hoạt động, thấp hơn rất nhiều 60% so với trước đây, chi phí rủi ro giảm nhiều do nợ xấu giảm nên các ngân hàng dù tăng lãi suất huy động vẫn giữ được lãi suất đầu ra.

[caption id="attachment_13695" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc Ngân hàng OCB trong phần tọa đàm được điều phối bởi TS. Võ Trí Thành trong hội thảo: “Kịch bản bản kinh tế Việt Nam 2016 – Tăng trưởng kinh tế và Phát triển Đầu tư trong bối cảnh hội nhập” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Bùi Quốc Dũng – Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước có kết luận 2 ý trong bài tham luận của mình rằng: áp lực lãi suất rất lớn, nhất là lãi suất trung và dài hạn nhưng duy trì được lãi suất trung và dài hạn là nhiệm vụ khả thi của NHNN; nếu không có cú sốc đặc biệt, tỷ giá sẽ tương đối ổn định. Ông có đồng ý với nhận định đó không?

Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc Ngân hàng OCB: Tôi đồng tình với quan điểm đó không phải vì đó là nhận định của NHNN mà là từ quan điểm của một Ngân hàng thường mại.

Chúng ta đang thấy, lãi suất huy động của các NHTM liên tục tăng trong thời gian qua, thông thường lãi suất huy động tăng tạo áp lực dẫn đến lãi suất vay. Nhưng trong câu trúc giá thành của ngân hàng là chi phí vốn, chi phí hoạt động và chi phí quản lý rủi ro. Các ngân hàng đang siết chi phí hoạt động, thấp hơn rất nhiều 60% so với trước đây, chi phí rủi ro giảm nhiều do nợ xấu giảm nên các ngân hàng dù tăng lãi suất huy động vẫn giữ được lãi suất đầu ra.

Vị thế doanh nghiệp rất cao, nên ngân hàng không dễ dàng tiếp cận. Các ngân hàng cạnh tranh rất cao để có thể cho doanh nghiệp vay. Vì vậy, các ngân hàng sẽ tập trung vào kiểm soát rủi ro và chi phí hoạt động để giữ ổn định lãi suất cho vay.

Về tỷ giá, việc quản lý thị trường ngoại hối trong 2 tháng qua của Ngân hàng Nhà nước cho thấy NHNN đã cầm trịch tỷ giá rất tốt. Thị trường Việt Nam mặc dù độ mở kinh tế rất lớn nhưng độ mở thị trường ngoại hối thì ngược lại. Quản lý tỷ giá không như thị trường khác và  một khi NHNN còn tuyên bố cầm trịch được tỷ giá, nếu không có cú sốc bất ngờ khác thì tỷ giá tương đối ổn định trong năm nay.

Thông tư 36 chuẩn bị sửa đổi có 2 điểm gây tranh cãi là tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn giảm xuống còn 40% từ mức 60%, hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản từ 150% lên 250%. Hiệp hội BĐS cho rằng điều chỉnh như vậy là mạnh quá đối với BĐS, quan điểm của ông về Thông tư 36, và tín dụng cho vay bất động sản trong năm 2016 như thế nào?

Với điều kiện siết chặt như thế này, chúng tôi không thích vì chúng tôi chịu chi phí nhiều hơn, chi phí cho thanh khoản nhiều hơn, điều hành tín dụng chặt chẽ hơn. Dù chúng tôi không thích nhưng chúng tôi phải tự giác làm.

2 chỉ số trên tỷ lệ cho vay dài hạn giảm từ 60% xuống 40% để đảm bảo thanh khoản và hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản 250% là một trong những chỉ số mà các NHTM phải tuân theo trong thời gian tới nếu các ngân hàng muốn tuân theo chuẩn Basel II và Basel III.

Trong quản lý danh mục tín dụng theo lĩnh vực, theo ngành theo quy mô, hệ số 250% là rất nhỏ, các ngân hàng phải tuân thủ theo nhiều chỉ số K khác.

Đánh giá tác động của quy định hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản 250% lên tín dụng bất động sản, doanh nghiệp bất động sản hiện nay tôi cho rằng nó không nhiều như ta tưởng đâu. Nếu hệ số này tăng từ 150% lên 250%, thực chất dư nợ tín dụng bất động sản trên toàn hệ thống khoảng 8% tổng dư nợ, giả sử các ngân hàng đều có mức 8% tổng dư nợ thì hệ số 250% chỉ ảnh hưởng đến 8% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.

Với OCB, chúng tôi tính toán tác động hệ số K giảm từ 18% xuống còn 17%, còn khoảng cách xa đối với hệ số K do NHNN quy định, chúng tôi vẫn có thể cho vay bất động sản, không ảnh hưởng nhiều.

Theo Bizlive

Tags:

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video