Các ngân hàng Việt sẽ làm gì tiếp theo để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi covid-19?

Có thể sẽ có một thông báo mới từ Ngân hàng Nhà nước đến các ngân hàng...

Các ngân hàng Việt sẽ làm gì tiếp theo để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi covid-19?

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc- Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại miễn, giảm hoặc giãn thanh toán lãi cho các khoản vay kể từ ngày 23/1 sau khi Chính phủ tuyên bố sự bùng phát của dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo cho các Bộ, Ban, Ngành có liên quan để giúp đỡ các doanh nghiệp đối phó với việc trì trệ sản xuất kinh doanh.

Quyết định của Ngân hàng Nhà nước sẽ được công bố sắp tới đây, qua đó sẽ làm dịu gánh nặng thanh toán lãi cho khoảng 11% tổng số các khoản vay chưa thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trị giá khoảng 925 nghìn tỷ đồng (40 tỷ USD), ông Hùng cho biết thêm.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có nguy cơ giảm xuống dưới mức 6% lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua do virus Covid-19 làm suy yếu nhiều ngành từ du lịch đến sản xuất. Theo ước tính, tổng sản phẩm quốc nội, với tốc độ tăng 7,02% trong năm 2019, có thể chỉ đạt 5,96% trong năm nay nếu sự gián đoạn kinh tế vẫn tiếp diễn trong quý II.

Theo ông Hùng, hiện tại, Ngân hàng Nhà nước chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất vì nhu cầu về các khoản vay mới còn thấp và các ngân hàng vẫn đang có thặng dư thanh khoản. Ông cũng cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn phải vật lộn để tồn tại. Chính vì vậy, mặc dù bây giờ chưa cần thiết phải nới lỏng các chính sách tiền tệ, nhưng có lẽ sẽ cần trong tương lai.

Trước đó vào tháng 11 năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất cho tiền gửi bằng VND và yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ các lĩnh vực kinh doanh chính trong nền kinh tế.

Tham khảo: Bloomberg

Theo Tài chính Plus

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video