Các ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền điện tử?

Các ngân hàng trung ương bao gồm cả Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã bắt đầu những bước đi đầu tiên trong việc phát triển tiền điện tử thực sự chứ không chỉ là một khả năng trên giấy.

Các ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền điện tử?

Chủ tịch FED chi nhánh Philadelphia - ông Patrick Harker khẳng định rằng việc các ngân hàng trung ương trong đó có Cục dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu phát hành tiền điện tử là điều chắc chắn sẽ xảy ra nhưng ông cũng cẩn trọng nói thêm rằng nước Mỹ không nhất thiết phải là người đi đầu trong cuộc đua này.

Bình luận này của ông bắt nguồn từ câu hỏi về ý định tạo ra một hệ thống thanh toán theo thời gian thực của FED hay không. Ông Harker tin rằng dịch vụ "FedNow" trong vòng 5 năm tới sẽ xoay quanh tiền điện tử. Fed và các ngân hàng trung ương khác đang tranh cãi về việc làm thế nào để có thể tiếp cận với sự tăng trưởng nhanh chóng của những đồng tiền điện tử tư nhân như Bitcoin, mặt khác cũng đang nghiên cứu sự ảnh hưởng của công nghệ tiền ảo đối với các ngân hàng trung ương truyền thống. Liệu việc các đồng tiền điện tử phát triển đủ lớn và trở thành loại tiền tệ thực thụ sẽ cần nhiều quy định hơn hay có thể đe dọa khả năng đưa ra các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương?

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), ông Jerome Powell khẳng định rằng tiền ảo vẫn đang ở trong giai đoạn trứng nước và vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Bên cạnh đó, những nhân sự khác của FED cho rằng những lợi ích của việc ngân hàng trung ương phát hành tiền điện tử là chưa rõ ràng.

Một vấn đề nữa đang được quan tâm là khả năng Facebook thiết lập một tổ chức tài chính đằng sau sự ra đời của Libra. Và trên phương diện toàn cầu, các ngân hàng trung ương bao gồm cả Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã bắt đầu những bước đi đầu tiên trong việc phát triển tiền điện tử thực sự chứ không chỉ là một khả năng trên giấy.

Harker thừa nhận rằng quan điểm của ông vẫn thuộc nhóm thiểu số trong hội đồng FED vào lúc này. Những cộng sự của ông đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu về việc phát hành và ông cũng đang lên kế hoạch thực hiện một hội thảo về nghiên cứu với quy mô nhỏ vào đầu năm sau.

Theo Trí thức trẻ/ Reuters

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video