Bút bi Thiên Long lần đầu thua lỗ do học sinh nghỉ học dài ngày

Thiên Long cho biết do Covid-19, các trường học đóng cửa thời gian dài và quy định giãn cách xã hội áp dụng tại nhiều nơi nên việc tiêu thụ sản phẩm chậm lại đáng kể.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu văn phòng phẩm cùng tên, báo lỗ lần đầu tiên kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong quý I.

Doanh thu thuần hợp nhất của Thiên Long trong 3 tháng đầu năm đạt 470 tỷ đồng, sụt giảm 110 tỷ đồng, tương đương 19% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu doanh thu của Thiên Long, doanh số nội địa chiếm 330 tỷ đồng, sụt giảm tới 30% trong khi doanh thu xuất khẩu đạt 140 tỷ, tăng 15%.

Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sản xuất văn phòng phẩm này trong quý I là 140 tỷ, thấp hơn 30% so với cùng kỳ 2019, cao hơn mức giảm doanh thu. Lý do là tỷ suất lãi gộp của Thiên Long giảm từ 33% xuống còn 29% sau một năm.

Trong khi doanh thu giảm, tổng chi phí hoạt động của Thiên Long lại cao hơn năm trước. Chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều so với cùng kỳ còn chi phí bán hàng tăng thêm 15% khi công ty chi nhiều hơn cho nhân viên, hoạt động tiếp thị, hội chợ...

Kết qủa là Thiên Long báo lỗ sau thuế 20 tỷ đồng trong khi quý I/2019 có lãi 30 tỷ.

Lý giải về kết quả kinh doanh ảm đạm, ban lãnh đạo công ty cho biết do dịch bệnh Covid-19, các trường học phải đóng cửa trong thời gian dài và quy định giãn cách xã hội áp dụng tại nhiều nơi nên việc tiêu thụ sản phẩm chậm lại đáng kể.

Với khoản lỗ trước thuế cùng hàng tồn kho tăng thêm, dòng tiền kinh doanh trong kỳ của Thiên Long âm 210 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, chỉ tiêu này trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của doanh nghiệp chỉ âm 8 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Thiên Long là 2.300 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là 180 tỷ. Doanh nghiệp cũng có 274 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 6-12 tháng.

Tập đoàn Thiên Long, tiền thân là cơ sở Bút bi Thiên Long thành lập năm 1981. Thương hiệu này hiện giữ vị trí số 1 trên thị trường Việt Nam và đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp đứng đầu Đông Nam Á và nhóm đầu châu Á trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm.

Năm 2019, Thiên Long đạt doanh thu thuần 3.300 tỷ và lợi nhận sau thuế 350 tỷ đồng, mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Năm 2020, Thiên Long dự kiến đạt doanh thu thuần 3.200 tỷ, lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng. Kế hoạch này được công ty xây dựng dựa trên giả định kịch bản học sinh đi học trở lại vào tháng 5, thị trường hồi phục dần và trở lại bình thường đầu quý III.

Trường hợp diễn biến dịch thay đổi, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với thực tế kinh doanh tại từng thời điểm cụ thể.

Theo Zing

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video