Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (DGC): Kế hoạch kinh doanh giảm sâu trong năm 2018

Bột giặt và Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu cả doanh thu và lợi nhuận giảm sâu so với những gì đạt được năm 2017.

Ngày 5/4 tới đây CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) sẽ tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2018.

Tại Đại hội, ban lãnh đạo công ty sẽ báo cáo kết quả SXKD năm 2017 với doanh thu đạt 625 tỷ đồng, vượt 86% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng. Trong báo cáo gửi tới Đại hội, ban lãnh đạo công ty cũng cho biết nếu không tính phần cổ tức được chia từ công ty DLC thì lợi nhuận trước thuế riêng của công ty là 56,1 tỷ đồng, tăng 80% so với kế hoạch năm.

Về sản xuất, năm 2017 công ty tiêu thụ được 8.861 tấn bột giặt, tăng 9,5% so với năm 2016. Sản lượng tiêu thụ Axit Phosphoric đạt 11.220 tấn, tăng 68% so với cùng kỳ…

Với kết quả đạt được, HĐQT công ty đề xuất chia cổ tức năm 2017 tỷ lệ 5% - đúng bằng số cổ tức đã tạm ứng trước đó cho cổ đông.

Năm 2017 cũng là năm khá nhiều biến động với công ty khi các hoạt động sáp nhập vẫn đang diễn ra và dự kiến việc tái cấu trúc còn tiếp tục thực hiện trong năm 2018 khi công ty đang tiến hành thủ tục sáp nhập CTCP Hóa chất Đức Giang Lào Cai (DGL) và CTCP bột giặt Hóa chất Đức Giang (DGC).

Năm 2018 DGC dự kiến đạt 445 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 29% so với doanh thu đạt được năm 2017; chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cũng chỉ chưa bằng 31% lợi nhuận đạt được năm 2017, khoảng 43 tỷ đồng. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 15% - số cổ tức này sẽ được trả sau khi sáp nhập với CTCP Hóa chất Đức Giang Lào Cai.

Ngoài ra ban lãnh đạo công ty cũng trình ĐHCĐ thông qua việc rút bớt ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm giảm room nhà đầu tư nước ngoài về 0%.

Theo Thời đại

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video