Bộ Tài chính dự kiến giảm phí lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp đề nghị miễn, giảm phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19...

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, trong đó đề xuất giảm 50% một số mức thu trong lĩnh vực này.

Cụ thể, trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp về việc miễn, giảm phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, căn cứ Luật Phí và lệ phí, Bộ Tài chính đã xây dựng và lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn sẽ giảm mức nộp phí cho tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dự kiến, các đối tượng nộp phí như trên khi đăng ký bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển; đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký; xóa đăng ký giao dịch bảo đảm; được cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển: thực hiện nộp phí bằng 50% mức thu phí quy định tại điểm a, điểm b, điểm d mục 1 và mục 2 Điều 4 Thông tư số 202/2016/TT-BTC. 

Cụ thể, phí đăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển được giảm từ 80.000 đồng/hồ sơ xuống còn 40.000 đồng/hồ sơ; đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký, mức phí từ 60.000 đồng/hồ sơ giảm còn 30.000 đồng/hồ sơ…

Theo ICTVietNam

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video