Bỏ đố kỵ với người tiên phong hội nhập

Các doanh nghiệp Việt mới chỉ tận dụng được 30% lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại.

Khi gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam không nên chỉ ủng hộ nhóm yếu thế. Quan trọng hơn, phải ủng hộ những doanh nghiệp đi tiên phong, bất kể đó là doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn.

Nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh quan điểm trên trong hội thảo “TPP - những điều doanh nghiệp cần biết” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây.

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng trong hội nhập, xu hướng, hỗ trợ (vốn, đất đai, nguồn nhân lực…) nhóm nào yếu thế để họ vươn lên là cách nhìn rất đúng. Nhưng quan trọng hơn là phải ủng hộ người thắng cuộc, người đi trước trong cuộc hội nhập đỉnh cao này.

[caption id="attachment_13013" align="aligncenter" width="470"]Giới thiệu gạo xuất khẩu tại hội chợ quốc tế nông nghiệp tại TP.HCM. Ảnh: HTD Giới thiệu gạo xuất khẩu tại hội chợ quốc tế nông nghiệp tại TP.HCM. Ảnh: HTD[/caption]

“Không một cuộc hội nhập thành công nào mà lại thiếu những người dẫn đầu và thành công. Chúng ta phải bỏ tính đố kỵ đối với người dẫn dắt, đi tiên phong” - TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

TS Thành cũng cho rằng cách hiểu không đầy đủ về TPP là một điều đáng lo ngại. Hiệp định này không chỉ là tiếp cận thị trường. Điều quan trọng là nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch trong sản xuất, kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Chính sách của mỗi quốc gia không còn bị giới hạn bằng biên giới hữu hình nữa.

“Trong khi Việt Nam vẫn còn khoảng cách giữa nói và làm. Điều này có thể vấp phải sự giám sát và cơ chế xử lý vi phạm nghiêm khắc” - ông Thành cảnh báo.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằngViệt Nam hiện nằm trong bốn nước có trình độ phát triển thấp nhất ASEAN. Tuy vậy Lào, Campuchia và Myanmar vài năm gần đây đều tăng trưởng rất nhanh.

Cũng vì lý do này mà trong hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tận dụng được 30% lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại đã ký kết, 70% còn lại được khu vực đầu tư nước ngoài tận dụng tốt.

“30 năm đổi mới nhưng cảm nhận của người dân và doanh nghiệp môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn nửa nhà nước, nửa thị trường. Nay chấp nhận vào sân chơi TPP thì không thể tiếp tục “chơi” theo kiểu này” - bà Chi Lan nói.

Bà Lan phân tích cạnh tranh trong hội nhập sẽ xảy ra hai khả năng thắng và thua. Nếu tận dụng tốt cơ hội thì tỉ lệ thắng nhiều hơn. Bà Lan ví von: “Chúng ta không thiếu những luật, văn bản chính sách tốt… nhưng vẫn còn khoảng cách xa vời giữa “miệng và tay”.

Nêu một thực tế về Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, bà Chi Lan nhìn nhận nghị quyết đặt ra môi trường đầu tư kinh doanh phải đạt tiêu chuẩn ASEAN 6 và vươn lên mức ASEAN 4. Thế nhưng chỉ có một số bộ  và tỉnh, thành hưởng ứng tích cực, còn lại vẫn đang thờ ơ.

“Sự thờ ơ, không nhúc nhích để chuyển đổi môi trường kinh doanh tốt hơn là điều đáng ngại nhất” - bà Chi Lan nhấn mạnh.

Theo Pháp luật TP

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video