Bộ Công Thương đồng ý với đề xuất thay người đại diện vốn Carlsberg tại Habeco

Trong lần lấy ý kiến ngày 16/10, Bộ Công Thương đã không đồng ý với đề xuất thay người đại diện vốn của Carlsberg.

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco – HoSE: BHN) vừa thông báo kết quả bầu cử và danh sách trúng cử bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013-2017.

Cụ thể, ĐHĐCĐ Habeco đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Soren Ravn; đồng thời ông Stefano Clini đã trúng cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2013-2017 với tỷ lệ tán thành 99,31%.

Như vậy, thành viên HĐQT của Habeco sẽ có 4 người là ông Đỗ Xuân Hạ (Chủ tịch); ông Nguyễn Hồng Linh; ông Trần Đình Thanh và ông Stefano Clini.

Về cơ cấu cổ đông, tại Habeco, Bộ Công Thương đang nắm giữ 81,79%; cổ đông chiến lược Tập đoàn Carlsberg chiếm 17,51% và các cổ đông khác chỉ chiếm 0,7% vốn.

Trước đó, tại lần lấy ý kiến cổ đông ngày 16/10 về vấn đề tương tự, Bộ Công Thương đã không đồng ý với đề xuất thay người đại diện vốn của Carlsberg khi tỷ lệ tán thành chỉ đạt 17,51%, đúng bằng số cổ phần của cổ đông chiến lược Carlsberg.

Liên quan đến thoái vốn Nhà nước tại Habeco, tại buổi họp báo thoái vốn Sabeco ngày 29/11, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết đã có kết quả cơ bản tốt trong việc đàm phán với đối tác Carlsberg và đang tháo gỡ từng phần các vướng mắc pháp lý. Việc thoái vốn tại Habeco, Bộ cố gắng trong năm 2017 nhưng cơ bản sẽ phải sang quý I/2018. Phương thức chào bán dự kiến sớm được trình Chính phủ.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video