Báo động doanh nghiệp Việt “ngó lơ” quản trị công ty

Quản trị công ty tại Việt Nam vẫn chỉ là tuân thủ đơn thuần. Theo ông Lê Anh Minh, đại diện Dragon Capital, mục tiêu chính của nhiều công ty là tập trung lợi nhuận hơn là thông lệ quản trị công ty tốt nhất.

[caption id="attachment_10044" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Chính điều này làm cho số lượng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ và vừa (chiếm 97%) không lớn lên được.

Lý giải điều này, nhóm nghiên cứu của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) về quản trị công ty ở Việt Nam chỉ ra rằng, quản trị công ty không tốt, không định hướng được chiến lược lâu dài dẫn đến hiệu quả thực sự lâu dài là không có. Điều quan trọng nữa là tỷ lệ sở hữu cá nhân và mang tính “gia đình trị” sẽ không thu hút được nhân tài về giúp cho công ty.

Doanh nghiệp Việt vẫn thiếu động lực thị trường, trong thời gian dài không có áp lực cho công ty phát triển tốt mà phụ thuộc vào chính sách pháp luật. Áp dụng quản trị vẫn được áp dụng như sự tuân thủ đơn thuần mà không có sáng kiến phát triển công ty bền vững.

Ông Christopher Razook, Trưởng nhóm Quản trị công ty IFC khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho biết, tập đoàn hay công ty Nhà nước có nhiều xung đột quyền lợi. Tính minh bạch của công ty còn yếu và rất khó có thông tin ai là chủ nhân chính của công ty đó.

Còn ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho biết, ngành chứng khoán Việt Nam vẫn ở giai đoạn non trẻ, với một khung pháp lý theo nguyên tắc “thử và sai”, vẫn là một thách thức để thấm nhuần khái niệm về thông lệ quản trị công ty tốt nhất trong cuộc cạnh tranh không lành mạnh.

Vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam là người lãnh đạo cao nhất vừa muốn có thực quyền nhưng lại không muốn ký giấy tờ giao dịch có tính pháp lý. Sự điều hành không chuyên nghiệp này dẫn đến những sai phạm gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Chia sẻ về cách quản trị công ty thành công, đưa thị phần của (HSC) từ 3% năm 2007 lên mức 30% năm 2014, ông Johan Nyvene, cho biết, doanh nghiệp Việt cần phải nhìn lại xem mình nói cái gì và làm đươc những gì mình nói hay không? Châm ngôn của tôi: “nói cái gì làm cái đó” - đã tạo được niềm tin của HSC đối với nhà đầu tư.

Để đạt được hiệu quả quản trị, HSC đã phải rà soát lại toàn bộ hoạt động, thành lập Ủy ban quản lý rủi ro để kiểm soát rủi ro từng vị trí và khi vượt mức kiểm soát thì đưa lên Ủy ban quản lý rủi ro xử lý.

Hằng tháng chúng tôi chọn ra khoảng hơn chục nhân viên để ăn trưa với họ và thay đổi luân phiên.Hằng quý chúng tôi có phiên nói chuyện với tất cả nhân viên về tình hình của HSC. Một năm chúng tôi có đại hội đồng cổ đông để đảm bảo “nói gì là làm đó” minh bạch.

Theo ông Chris Freund, đại diện Quỹ đầu tư Mekong Capital, Việt Nam cần phải thành lập Viện đào tạo các thành viên Hội đồng quản trị. Nhân sự chuyên nghiệp chính là mấu chốt thành công của công ty. Hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu về vấn đề này, vì các quốc gia trong khu vực đã thành lập Viện này để cung cấp nhân sự cho các công ty cổ phần để nâng tầm quản trị công ty của nước mình.

Theo Bizlive

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video