Bamboo Airways cũng muốn IPO tại Mỹ, kỳ vọng định giá 4 tỷ USD

Bamboo dự kiến sẽ IPO vào quý 3 thông qua việc phát hành từ 5 - 7% cổ phần.

Bamboo Airways cũng muốn IPO tại Mỹ, kỳ vọng định giá 4 tỷ USD

Theo Reuters, Chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết vừa cho biết hãng hàng không này đang lên kế hoạch huy động 200 triệu USD thông qua thương vụ IPO Vốn hoá thị trường khi IPO dự kiến đạt 4 tỷ USD.

Bamboo dự kiến sẽ IPO vào quý 3 thông qua việc phát hành từ 5 - 7% cổ phần.

"IPO sẽ là một phần nỗ lực mở rộng dịch vụ ra toàn cầu của chúng tôi", ông Quyết chia sẻ. Ông cũng nói rằng Bamboo đã thuê một công ty kiểm toán quốc tế để tư vấn về việc IPO trên sàn giao dịch chứng khoán New York.

Tháng trước, Bamboo nói rằng họ lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán trong nước vào quý 3. Tuy nhiên trong buổi trò chuyện ngày thứ 4, ông Quyết cho biết hiện đây sẽ là "kế hoạch B, và tình hình cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường".

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 tổ chức vào sáng 12/4, ông Trịnh Văn Quyết cho biết: "Sớm nhất quý 2 chạm nhất quý 3, chúng tôi sẽ niêm yết Bamboo Airways, giá khởi điểm 60 nghìn đồng/cổ phiếu. Hiện nay, Bamboo airway đã chiếm 20% thị phần ngành hàng không."

Hai hãng hàng không Vietjet và Vietnam Airlines hiện có vốn hóa thị trường lần lượt là 3 tỷ USD và 2 tỷ USD còn ACV - đơn vị quản lý các sân bay có vốn hóa 6,7 tỷ USD.

Theo Nhịp sống kinh tế, Reuters

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video