Bà Nguyễn Thị Hồng được giới thiệu làm Thống đốc NHNN Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), được giới thiệu để trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Thống đốc NHNN Việt Nam thay ông Lê Minh Hưng.

Bà Nguyễn Thị Hồng được giới thiệu làm Thống đốc NHNN Việt Nam

Sau phiên chất vấn chiều nay (9/11), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp, cho ý kiến về công tác nhân sự, trong đó có việc trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Thống đốc NHNN Việt Nam thay ông Lê Minh Hưng.

Trao đổi với phóng viên về việc này, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết: Theo phương án nhân sự của Chính phủ, người được giới thiệu để trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Thống đốc NHNN là bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN hiện nay.

Theo chương trình, vào sáng 11/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, do nhận nhiệm vụ mới và hiện đang là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Đồng thời Quốc hội cũng phê chuẩn miễn nhiệm với Thống đốc NHNN Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng, người được phân công làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Quy trình nhân sự sẽ được Quốc hội phê chuẩn bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng sinh năm 1968, quê quán tại Hà Nội. Trước khi trở thành Phó Thống đốc từ ngày 25/8/2014 đến nay, bà Hồng từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN Việt Nam.

Hiện NHNN có 4 Phó Thống đốc là: ông Đào Minh Tú, bà Nguyễn Thị Hồng, ông Nguyễn Kim Anh và ông Đoàn Thái Sơn.

Theo Luân Dũng (Tiền phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video