Áp lực giải phóng hàng tồn lớn, Savico mới thực hiện 37% kế hoạch lãi sau nửa năm

CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn – Savico (HoSE: SVC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 10.4 tỷ và lợi nhuận trước thuế chỉ gần 41,5 tỷ đồng nhờ lợi nhuận khác.

Cụ thể, trong báo cáo tài chính hợp nhất quý II, Savico ghi nhận doanh thu thuần tăng 8% cùng kỳ năm trước đạt 3.573 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế và sau thuế cùng giảm khoảng 7% xuống còn 41,5 tỷ và 34,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ âm 10,4 tỷ, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 28,9 tỷ đồng. Có thể thấy, nguyên nhân chính là sự gia tăng về chi phí tài chính lên 22,6 tỷ, tương đương tăng 44%; chi phí bán hàng là 114,9 tỷ, tăng 54%; chi phí quản lý doanh nghiệp 56,6 tỷ, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên trong quý, Công ty có ghi nhận lợi nhuận khác bất thường gần 52 tỷ, cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ là 15,7 tỷ đồng. Do đó, SVC vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế 34,4 tỷ đồng.

Savico cho biết thêm là tình hình kinh doanh quý II của các đơn vị ô tô gặp khó khăn, áp lực giải phóng hàng tồn kho dẫn đến cạnh tranh gay gắt bằng việc giảm giá bán, điều này làm cho lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm. Các nhà cung cấp cũng đã có những giải pháp hỗ trợ kịp thời trong chính sách giúp cho lợi nhuận khác tăng. Mặc dù vậy, khoản hỗ trợ cũng chỉ phần nào bù đắp cho sự sụt giảm lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý II vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, nhờ kết quả kinh doanh khả quan ở quý I, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Savico lần lượt đạt 6.722 tỷ và 73,5 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 11% và 7% so với cùng kỳ 2016.

Trong năm 2017, Savico đặt mục tiêu doanh thu 14.500 tỷ và lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến chia cổ tức ở mức 12%. Như vậy, sau 6 tháng, Savico chỉ mới hoàn thành được 46% kế hoạch doanh thu và 37% kế hoạch lãi ròng năm 2017.

Theo Huy Lê - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video