ADB tính tăng lãi suất khoản vay với Trung Quốc bởi nước này đã giàu lên

Trung Quốc đã giàu đủ để không nên tiếp tục vay trong vai trò của một nước đang phát triển, đặc biệt khi mà Trung Quốc cũng đã lập ra ngân hàng cho vay lớn của riêng mình.
ADB tính tăng lãi suất khoản vay với Trung Quốc bởi nước này đã giàu lên


Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang bắt đầu bàn đến việc nâng lãi suất đối với các khoản vay dành cho các nước như Trung Quốc bởi nhóm nước này đã đến ngưỡng thu nhập nhất định, theo chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Takehiko Nakao, chia sẻ với báo giới trong cuộc phỏng vấn gần đây.

Ông Nakao đưa ra tuyên bố trên trong cuộc gặp của thống đốc các Ngân hàng Trung ương. Vấn đề hỗ trợ cho Trung Quốc đã được kỳ vọng từ trước đó rằng sẽ được nhắc đến tại sự kiện ở thời điểm mà Nhật và Mỹ, hai nước cổ đông lớn nhất trong ADB, đang tính đến thay đổi cách tiếp cận việc cung cấp các khoản vay dành cho Trung Quốc.

Chủ tịch ADB cho biết ADB đang hạn chế nguồn vốn vay cung cấp cho Trung Quốc, chủ tịch ADB nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã trở thành một nước có thể tự huy động được nguồn tài chính bằng cách phát hành nợ của riêng mình. Khả năng tiếp cận với thị trường vốn cũng được xếp vào một trong số những yếu tố mà ngân hàng tính đến khi cân nhắc liệu một nước có nên được tiếp tục hỗ trợ hay không.

Dù vậy, chủ tịch ADB cũng khẳng định rằng tuyên bố như trên không đồng nghĩa với việc Trung Quốc cần phải bị tăng lãi suất ngay lập tức. Thống kê năm 2018 cho thấy Trung Quốc vay khoảng 12% trong tổng số các khoản vay 21,6 tỷ USD của ADB, tỷ lệ đã giảm 7% so với 5 năm trước, ông Naoko khẳng định rằng tỷ lệ này không nên giảm quá nhanh như vậy.

ADB đồng thời cũng đang cân nhắc thay đổi điều kiện khoản vay áp dụng với nhiều nước có thu nhập người dân đang tăng lên, ví như Malaysia hay Kazakhstan. Đối với Trung Quốc, ADB sẽ tập trung nhiều hơn vào các dự án liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu.

Từ năm 1966 khi ADB được sáng lập, ADB đã không ngừng có chủ tịch người Nhật. ADB liên kết với Ngân hàng Thế giới (WB) đối với vấn đề Trung Quốc. Cựu Thứ trưởng Tài chính Mỹ đồng thời là người có quan điểm cứng rắn đối với các vấn đề Trung Quốc, đã lên đảm nhiệm vị trí chủ tịch WB vào tháng 4/2019, WB cũng đã quyết định nâng lãi suất cho vay với Trung Quốc.

Tuy nhiên ngay cả chính WB cũng không hề có ý định sẽ ngừng hỗ trợ cho Trung Quốc.

Theo Trung Mến (BizLive)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video