3 năm "gồng lỗ" liên tiếp của ECPay

Các khoản lỗ lên tới hàng trăm tỉ đồng trong 3 năm gần nhất khiến quy mô vốn chủ sở hữu của ECPay giảm mạnh.

3 năm "gồng lỗ" liên tiếp của ECPay

CTCP Giải pháp thanh toán Điện lực và Viễn thông (ECPay) được thành lập vào tháng 5/2010 theo Nghị quyết 292/NQ-HĐQT của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Các cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực ( EVN Finance ), Công ty Thông tin Viễn thông Di Động (EVN Telecom), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.

Một năm sau khi đi vào hoạt động, ECPay cho ra mắt sản phẩm Ví điện tử eDong. Đến năm 2015, đơn vị này được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán số 31/GP-NHNN.

Với nhiệm vụ xây dựng và quản lý cổng thanh toán tiền điện tập trung và thực hiện chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hiện ECPay đang triển khai hàng loạt dịch vụ như ứng trước tiền điện, thu hộ tiền điện, thẻ khách hàng điện tử eCard…

Bên cạnh đó, ECPay cũng sở hữu hệ thống cơ sở dữ liệu lên tới 25 triệu khách hàng, hàng chục chi nhánh với 4.000 quầy thu, phòng giao dịch rộng khắp cả nước.

Có thể thấy tiềm năng của ECPay là rất lớn khi đơn vị này sẽ được hưởng lợi nhiều từ "hệ sinh thái" khổng lồ của EVN, song các chỉ tiêu tài chính lại chưa cho thấy điều đó.

3 năm gồng lỗ liên tiếp của ECPay - Ảnh 1.

Một số chỉ tiêu tài chính của ECPay

So với quy mô tài sản, doanh thu của ECPay chưa cho thấy sự tương xứng. Đồng thời, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của đơn vị này luôn ở mức cao, và khoản lỗ luỹ kế trong nhiều năm cũng ăn mòn gần hết 1.00 tỉ đồng vốn điều lệ của ECPay.Cụ thể, năm 2016, ECPay ghi nhận doanh thu thuần đạt 111 tỉ đồng, báo lãi thuần ở mức 426 triệu đồng. Tuy nhiên, dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 3 năm trở lại đây, kết quả này có phần sụt giảm khi ECPay liên tục báo lỗ. Gần nhất là năm 2019, doanh thu thuần của ECPay đạt 138 tỉ đồng, tăng 27% so với năm trước; lỗ thuần ở mức 239 tỉ đồng, trong khi năm 2018 cũng lỗ 253 tỉ đồng.

Theo đó, tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của ECPay đạt 4.155 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 159 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 4,4% và âm 62% so với thời điểm đầu năm.

Năm 2020, ECPay vừa cho ra đời hệ sinh thái ECLife với 3 nền tảng cốt lõi là giải pháp thanh toán điện tử (E-Payment), giải pháp tài chính điện tử (E-Finance) và giải pháp thương mại điện tử (E-Commerce).

Hiện nay, ECPay đã đưa vào hoạt động gần 500 phòng giao dịch ECLife. Chủ tịch HĐQT Lã Quang Bình (SN 1979) cho biết, đến năm 2022, ECPay sẽ mở rộng thêm khoảng 5.000 phòng giao dịch và đặt mục tiêu xây dựng 11.000 phòng trong 5 năm tới, bình quân mỗi xã sẽ có một phòng giao dịch ECLife./.

Theo Đồng Tiến (Viettimes)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video