2 cuộc họp cổ đông của Eximbank bất thành, cổ đông ra về trong sự thất vọng

Cả 2 cuộc họp cổ đông dự kiến tổ chức trong ngày 30/6 của Eximbank đều bất thành vì không đủ tỷ lệ tham dự. Trước đó, 3 cuộc họp cổ đông trong năm 2019 của ngân hàng cũng đều không thành công.

2 cuộc họp cổ đông của Eximbank bất thành, cổ đông ra về trong sự thất vọng

Chiều nay (30/6), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank - EIB) tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường.

Đến 14h29, có 129 cổ đông đến tham dự, đại diện cho hơn 638 triệu cổ phần, tương đương với 51,92% số cổ phiếu có quyền biểu quyết, vẫn chưa đủ điều kiện để tiến hành họp cổ đông bất thường.

Trước đó, trong sáng nay (30/6), ngân hàng cũng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhưng bất thành do tỷ lệ tham dự chỉ đạt hơn 17%, không đủ túc số để tiến hành cuộc họp theo quy định.

Bên lề cuộc họp, một cổ đông gắn bó với Eximbank kể từ giai đoạn thành lập chia sẻ với chúng tôi "Có thể nói là thất vọng, vì chúng tôi cũng mất thời gian để đi dự nhưng không hiểu vì sao người ta lại tẩy chay cuộc họp này như vậy. Cả 2 cuộc họp đều hoãn. Lên báo đọc lại thấy tình hình của ngân hàng quá rối. Năm ngoái họp cũng nhiều tranh cãi".

Một cổ đông khác cũng cho biết rất bức xúc vì 2 năm gần đây ngân hàng có quá nhiều lùm xùm, tranh chấp. Ông cho rằng, Eximbank phải sớm củng cố lại ban lãnh đạo, đồng thời sửa lại luật của Eximbank để có thể họp cổ đông với tỷ lệ tham dự thấp hơn.

"Nếu vẫn giữ quy định tỷ lệ tham dự như hiện tại, thì mấy tháng nữa họp cũng không thể thành công. Cổ đông đi họp mãi mà không được cũng chán, lần sau người ta cũng bỏ không đi nữa", vị cổ đông này cho biết. "Tối cũng kiến nghị NHNN có sự can thiệp để ngân hàng sớm trở lại bình thường". 

Eximbank là ngân hàng có biến động nhân sự cấp cao nhiều nhất trong thời gian qua. Trong hơn 1 năm nhưng có đến 4 người lên nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.

Lần thay đổi gần đây nhất là ngày 25/6, Eximbank chính thức thông báo HĐQT của ngân hàng đã chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Cao Xuân Ninh và bầu chọn ông Yasuhiro Saitoh, Phó Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT thay ông Ninh.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video