“Tá hỏa” không sử dụng thẻ tín dụng nhưng vẫn bị trừ tiền

Thẻ tín dụng đang mang lại cho người dùng rất nhiều tiện ích tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không biết cách quản lý thẻ.

Đã có lần vì để lại thông tin thẻ tín dụng khi mua hàng trên mạng, anh Nguyễn Tiến Thành (nhân viên văn phòng) dù không sử dụng thẻ tín dụng vẫn bị trừ tiền.

"Trong lúc làm việc tự nhiên điện thoại thông báo tôi bị trừ một khoản tiền. Lúc đó tôi tá hỏa mới gọi cho ngân hàng và ngân hàng truy vết ra là tôi đã mua hàng ở TP Hồ Chí Minh, trong khi tôi vẫn ở Hà Nội", anh Thành cho hay.

"Ở nước ngoài không có sóng điện thoại để nhận được thông báo bị trừ tiền hoặc thậm chí khi bị mất tiền cũng khó có thể liên lạc về nước để báo số hotline bởi không có một số nào cả. Không biết gọi về nước sẽ gọi theo số nào để tìm số đầu tổng đài của ngân hàng. Các ngân hàng nên tìm ra những cách thức để hỗ trợ khách hàng tốt hơn, tránh các rủi ro không đáng có", anh Phan Duy Linh - Giám đốc công ty TNHH Minh Minh cho hay.

“Tá hỏa” không sử dụng thẻ tín dụng nhưng vẫn bị trừ tiền - Ảnh 1.

Người dùng cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng để tránh các rủi ro đáng tiếc.

Là người thường xuyên chi tiêu bằng thẻ tín dụng, anh Sơn (nhân viên văn phòng) chia sẻ có một số cách để tránh mất tiền oan như trực tiếp theo dõi quá trình quẹt thẻ thanh toán, không để lộ lọt 3 số CVV ở mặt sau của thẻ. 

"Khi ngân hàng cung cấp thẻ cho mình sẽ dùng băng dính để chia số CVV mà ngân hàng đã cung cấp để người khác không thể lấy thông tin thanh toán vào những việc bất chính", anh Sơn chia sẻ.

Hiện nay nhiều ngân hàng cũng đã tích hợp dịch vụ quản trị thẻ tín dụng trên các ứng dụng ngân hàng số. Việc này giúp chủ thẻ chủ động các thao tác như khóa, mở thẻ, điều chỉnh hạn mức mà không cần đến phòng giao dịch.

Các ngân hàng cũng lưu ý điều quan trong nhất chính là người dùng cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng; đồng thời cần cẩn trọng trong các giao dịch chi tiêu trực tuyến để tránh lộ lọt thông tin.

Theo VTV Digital

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video