"Bí mật đồng tiền": Lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Hiện nay giá cả nhiều loại hàng hóa cơ bản trên thế giới đang tăng cao, một số nhà đầu tư đang có lo ngại về lạm phát sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Các chuyên gia nói gì?

"Bí mật đồng tiền": Lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Trả lời câu hỏi kỳ vọng lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán trong chương trình Bí Mật Đồng Tiền số 11 với chủ đề "Hoa hậu làng Bank", Bà Nguyễn Hằng Nga, Phó tổng giám đốc quỹ đầu tư Vietcombank (VCBF) cho biết, nỗi lo lạm phát với thị trường Việt Nam là không quá lớn. Vì hiện tại theo bà, cầu về hàng hóa vẫn chưa tăng cao, minh chứng bởi việc tăng trưởng doanh số bán lẻ 2 tháng đầu năm vẫn thấp hơn so với cùng kỳ.

Bà Nga cho rằng tuy lạm phát là kẻ thù của chứng khoán nhưng nếu "duy trì ở một mức vừa phải nó là rất cần thiết cho tăng trưởng kinh tế".

Bà Nga cũng chia sẻ, nếu lạm phát tăng cao, các ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, không phải lúc nào các ngân hàng trung ương cũng phản ứng hết sức quyết liệt khi lạm phát vừa tăng.

Vị phó tổng giám đốc quỹ này sau đó đã dẫn chứng về cách điều hành của Việt Nam. Cụ thể, thông thường mục tiêu điều hành lạm phát của chính phủ Việt Nam là dưới 4%. Khi lạm phát vượt mốc này, không đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương sẽ phải hành động để giảm lạm phát ngay lập tức. Thay vào đó, họ sẽ đánh giá liệu lạm phát sẽ kéo dài trong ngắn hạn hay dài hạn. Nếu ngân hàng trung ương cho rằng lạm phát có thể kéo dài trong dài hạn và vượt xa hơn nhiều so với 4%, họ "chắc chắn sẽ có các biện pháp để kiềm chế lạm phát", bà Nga cho biết.

Nhận định về những biến động của thị trường chứng khoán khi có các chính sách kiểm soát lạm phát, Phó Tổng Giám Đốc VCBF cũng cho biết, "Khi mà chính sách kiểm soát đưa ra, chắc chắn dòng tiền sẽ bị thắt chặt, lãi suất tăng, tiền vào chứng khoán sẽ giảm và thị trường chắc chắn sẽ giảm". Bà Nga cũng đánh giá lạm phát tăng cao không chỉ gây bất lợi cho chứng khoán mà nó cũng không có lợi cho nhiều mặt khác của nền kinh tế.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng trong môi trường lạm phát, lãi suất tăng, giá trái phiếu sẽ tăng và chọn đầu tư vào trái phiếu. Nhưng bà Nga đã chỉ ra một thực tế đã được khảo sát trên thế giới, trong môi trường lạm phát "Giá trái phiếu đi ngược với lãi suất". 

Cũng trong khuôn khổ chương trình, ông Phạm Lưu Hưng, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ gần như không chịu ảnh hưởng bởi lạm phát vì hầu như chúng ta đã có thể kiểm soát về giá của hầu hết các mặt hàng.

Ông Hưng cho biết thêm, nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến câu chuyện đình lạm (lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế kém) trong dài hạn, khi mà nền kinh tế phục hồi kém hơn so với kỳ vọng của thị trường.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video