Yeah1 dự chi 138 tỷ đồng mua 50% vốn của MediaOne

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (HoSE:YEG) vừa thông qua nghị quyết về việc mua 50% vốn Công ty Cổ phần Công nghệ truyền thông số 1 (MediaOne).

Trong đó, 25% vốn được phát hành riêng lẻ bởi MediaOne và 25% vốn nhận chuyển nhượng từ ông Bùi Thiên Hà với tổng giá trị tối đa 138,6 tỷ đồng.

Yeah1 cho biết việc đầu tư này nằm trong chiến lược quan trọng trong lĩnh vực Media – Commerce của công ty.

Tiến độ thanh toán, giá trị đầu tư thực tế sẽ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của MediaOne.

Theo giới thiệu, MediaOne được thành lập năm 2006, hoạt động chính trong các lĩnh vực: chăm sóc khách hàng; tổ chức sự kiện; phát triển đối tác liên kết (thực hiện một số dự án liên quan đến Lumia VIP, Vinaphone, BIDV, Samsung, Viettel...); phân tích thị trường; cung cấp dịch vụ đại diện và kênh đối tác cho các công ty nước ngoài muốn mở rộng kinh doanh tới thị trường Việt Nam; tư vấn và hỗ trợ.

Hiện MediaOne đang vận hành ứng dụng mPoint, một ví tích điểm thưởng điện tử.

Về Yeah1, sau sự cố xảy ra với Youtube hồi tháng 3, công ty đang đẩy mạnh đầu tư vào nhiều mảng mới và kỳ vọng sẽ mang về hiệu quả tài chính.

Tính đến thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản Công ty vào mức 1.712 tỷ đồng, giảm 13%, tài sản ngắn hạn đạt 1.422 tỷ và tài sản dài hạn là 290 tỷ đồng. Tổng nợ Công ty vào mức 538 tỷ, vốn chủ 1.174 tỷ đồng. Hiện, Yeah1 đang lỗ luỹ kế 133,5 tỷ đồng.

Theo VNF

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video