Xuất siêu 2,34 tỷ USD sang Vương quốc Anh

Cập nhật hết tháng 6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 3,12 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017.

[caption id="attachment_102140" align="aligncenter" width="650"] Diễn biến quan hệ thương mại Việt Nam- Vương quốc Anh vài năm gần đây, đơn vị tính[/caption]

Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam là 2,73 tỷ USD, tăng 14%  và nhập khẩu là 389,76 triệu USD, tăng 14,7%.

Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường này đã lên đến 2,34 tỷ USD.

Với trị giá xuất khẩu đạt 3,12 tỷ USD, thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh chiếm tỉ trọng khoảng 1,2%, trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước (cả nước hơn 252 tỷ USD).

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2017, xuất khẩu của nước ta sang Vương quốc Anh đạt 5,4 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm trước và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam, tăng 1 bậc so với năm 2016.

Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này năm 2017 chỉ đạt 739 triệu USD, tăng nhẹ 2,1% và xếp ở vị trí thứ 26.

Các số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh duy trì mức tăng trưởng cao 2 con số, bình quân 12,2%/năm trong giai đoạn 2013-2017; trong khi nhập khẩu bình quân chỉ tăng 6,2%/năm.

Vì vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong quan hệ song phương với Vương quốc Anh luôn đạt mức thặng dư và có xu hướng tăng cao qua các năm. Đơn cử như năm 2017, thặng dư thương mại đạt 4,68 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2016.

Được biết, hàng hóa xuất khẩu sang Vương quốc Anh tập trung vào một số nhóm hàng chính mà Việt Nam có lợi thế về gia công, chế biến như điện thoại các loại và linh kiện, dệt may, giày dép, hải sản…

Hết tháng 6, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Vương quốc Anh với kim ngạch  đạt 1,08 tỷ USD, tăng mạnh 26% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm tới 40% tổng trị giá hàng hóa  Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm nay.

Hàng dệt may là nhóm hàng lớn thứ 2 với kim ngạch đạt gần 348 triệu USD, tăng 4,8% so với 6 tháng/2017.

Tuy nhiên so với tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước (13,64 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn là 2,6%.

Với mặt hàng giày dép, trong 6 thángg đạt kim ngạch 325 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước và chỉ chiếm 4,2% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng giày dép của cả nước.

Ngoài ra, hết tháng 6 có 3 nhóm hàng khác xuất khẩu sang thị trường Anh đạt kim ngạch trên 100 triệu USD là hải sản đạt 127 triệu USD;  gỗ và sản phẩm gỗ đạt 143 triệu USD;  máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 113 triệu USD.

Theo Thái Bình Hải quan

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video