Vừa khoe ảnh chụp hợp đồng xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu, CEO Nguyễn Tử Quảng liền dính nghi vấn “chế” giấy tờ, bị cư dân mạng mổ xẻ nhiều vấn đề khác thường?

Hiện tại, CEO Bkav vẫn chưa phản hồi về vấn đề này.

Vừa khoe ảnh chụp hợp đồng xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu, CEO Nguyễn Tử Quảng liền dính nghi vấn “chế” giấy tờ, bị cư dân mạng mổ xẻ nhiều vấn đề khác thường?

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, CEO Bkav - Nguyễn Tử Quảng thông báo lô điện thoại Bphone đầu tiên của Bkav Electronics đã được xuất khẩu sang châu Âu.

Đơn hàng đặc biệt này đến từ một cường quốc về quân sự. Máy sẽ được sử dụng cho các yếu nhân, VIP. Chúng tôi đã cùng với đối tác phát triển hệ điều hành bảo mật riêng, dựa trên BOS cho dòng máy này”, ông Nguyễn Tử Quảng viết.

Cụ thể, 2 dòng máy Bphone B40 và B60 được Bkav giới thiệu từ tháng 5/2020 nhưng đến hiện tại vẫn chưa mở bán và không còn xuất hiện trên website của Bphone. Ông Quảng cho biết, do việc cập nhật GPP cho 2 phiên bản này chậm hơn so với dự kiến, dẫn tới thời điểm mở bán không còn phù hợp với thị trường, nên quyết định dừng bán điện thoại B40, B60 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, Bkav Electronics nhận được đề nghị từ đối tác, với loại máy có thiết kế ngoại hình cao cấp, mức độ đảm bảo an ninh cao, dành cho yếu nhân. Vì vậy dòng máy B40, B60 đã được chuyển đổi công năng sang dòng máy chuyên dụng về an ninh.

 Vừa khoe ảnh chụp hợp đồng xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu, CEO Nguyễn Tử Quảng liền dính nghi vấn “chế” giấy tờ, bị cư dân mạng mổ xẻ nhiều vấn đề khác thường?  - Ảnh 1.

Cùng với đó, CEO Bkav đăng tải thêm ảnh chụp hợp đồng thương mại với đối tác châu Âu để khẳng định độ chính xác của thông tin. Trong ảnh, tên công ty Bkav được ghi rõ trong khi thông tin của đối tác, số lượng sản phẩm, giá thành đều bị che đi.

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, nhiều người đã gửi lời chúc mừng tới CEO Nguyễn Tử Quảng cũng như Bphone. Tuy nhiên, cũng có không ít người dùng mạng, được cho là làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bày tỏ nghi vấn về tính xác thực của chứng từ trong ảnh.

“Xin thưa với anh Quảng, em làm xuất nhập khẩu 5 năm nay, mà chưa bao giờ thấy chứng từ xuất nhập khẩu nào có tên là “Commercial Contract” ạ, người ta chỉ có “Commercial Invoice” và “Sale Contract”. Hơn nữa, trong chứng từ xuất nhập khẩu phải ghi tên Seller (người bán) và Buyer (người mua) bằng tiếng Anh chứ không phải “nửa nạc nửa mỡ” như trên”, một tài khoản bình luận dưới bài viết của vị CEO Bkav.

 Vừa khoe ảnh chụp hợp đồng xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu, CEO Nguyễn Tử Quảng liền dính nghi vấn “chế” giấy tờ, bị cư dân mạng mổ xẻ nhiều vấn đề khác thường?  - Ảnh 2.

Những chi tiết (phần khoanh đỏ) trên ảnh chụp hợp đồng của CEO Bkav bị nhiều người bắt lỗi.

Một tài khoản tên H.D cũng đồng tình: “Một là sử dụng tên “Commercial Invoice” hoặc “Packing List”, hai là sử dụng “Sale Contract”, còn kiểu "nửa nạc nửa mỡ" kia thì…, lại tây ta lẫn lộn nữa.

Mỗi loại hợp đồng thương mại sẽ có tên khác nhau, ví dụ như hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), hợp đồng mua bán (Sale Contract),... Nếu làm chuyên nghiệp thì nên tách ra làm 2 loại chứng từ trên, hóa đơn riêng, hợp đồng riêng, hoặc đổi tên đề mục sao cho hợp lý”.

“Thật ra dùng “Commercial Contract” thay cho “Sales Contract” cũng được, tùy vào pháp lý của nước sở tại. Tuy nhiên nếu là hợp đồng thì không ai sử dụng mẫu giống như hóa đơn thế kia”, tài khoản T.N nhận định.

 Vừa khoe ảnh chụp hợp đồng xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu, CEO Nguyễn Tử Quảng liền dính nghi vấn “chế” giấy tờ, bị cư dân mạng mổ xẻ nhiều vấn đề khác thường?  - Ảnh 3.
 Vừa khoe ảnh chụp hợp đồng xuất khẩu lô Bphone đầu tiên sang châu Âu, CEO Nguyễn Tử Quảng liền dính nghi vấn “chế” giấy tờ, bị cư dân mạng mổ xẻ nhiều vấn đề khác thường?  - Ảnh 4.

Một trong các bình luận dưới bài viết của CEO Bkav.

Bên cạnh đó, có người cho rằng công ty châu Âu sử dụng đồng EUR cho thanh toán thay vì đồng USD như trong ảnh chụp hợp đồng.

Điều này làm dấy lên nghi vấn rằng liệu CEO Nguyễn Tử Quảng có đang đưa thông tin một cách trung thực hay chỉ “chế” hóa đơn, chứng từ, nhằm “chữa cháy” cho B40 và B60, trong lúc 2 dòng điện thoại này vừa biến mất trên website.

Tuy nhiên, theo chị H, một chuyên viên ngân hàng thường xuyên làm việc với các chứng từ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, việc sử dụng tên chứng từ là “Commercial Contract” hay “Commercial Invoice” đều không sai và không phải vấn đề nghiêm trọng.

Đồng thời, tên người bán hoặc người mua hoàn toàn có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên do không có quy chuẩn quốc tế. Hiện dù ít nhưng vẫn có những hóa đơn, chứng từ ghi tên công ty Việt Nam bằng tiếng Việt không dấu, ví dụ “CONG TY CO PHAN….”.

Đối với những chứng từ, hóa đơn thanh toán quốc tế như thế này, việc xảy ra lỗi ngữ pháp hoặc lỗi đánh máy, sai chính tả là chuyện bình thường. Quan trọng nhất là hóa đơn đã có dấu giáp lai, tức họ đã chịu hoàn toàn trách nhiệm với thông tin trên giấy tờ. Họ sai không có nghĩa họ làm giả. Nhìn vào hóa đơn trên không thể nhận định đây là giả”, chị H nhận định.

Hiện tại, CEO Bkav vẫn chưa phản hồi về vấn đề này.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video