Với 1% cổ phần, chồng ca sĩ Thu Minh đang giữ vai trò gì trong Global Home?

Theo xác nhận của bà Vũ Anh Minh - đại diện của Global Home tại TP.HCM, ông Otto de Jager dù không còn giữ chức vụ cao nhất của Nivovia nhưng vẫn có tên trong danh sách 6 thành viên HĐQT của tập đoàn này.

thu-minh-otto

Thời gian qua, vụ việc giữa Global Home do ông Otto De Jager làm đại diện và Công ty Gia Hân cùng một số công ty sản xuất các sản phẩm gỗ đã gây xôn xao dư luận. Đáng chú ý, ông Otto De Jager là chồng của ca sĩ Thu Minh.

Rất khó truy "tung tích" của ông Otto

Một vấn đề lớn mà dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là vai trò thật sự của ông Otto trong công ty Global Home là gì. Bởi, theo nhiều thông tin được tiết lộ tại buổi toạ đàm "Chia sẻ kinh nghiệm quản trị rủi ro trong mua bán quốc tế" do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) tổ chức, "hành tung" của người đại diện của công ty có trụ sở chính tại Cộng hoà Czech này trong nhiều năm qua rất khó xác định.

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, công ty Luật Thiên Thanh - Đơn vị đang bảo vệ quyền lợi cho công ty Gia Hân - trong thời gian từ 2012 đến 2014, Global Home có nhiều bất thường khi thay đổi trụ sở ở nước ngoài hơn 30 lần, thường xuyên thay đổi pháp nhân, có những thời điểm Global Home do một người khác đứng tên chứ không phải ông Otto.

Theo đó, Công ty này lúc đầu đặt tại một tỉnh lẻ của Cezch, vài năm sau đặt ở thủ đô Praha. Khi ở Praha, theo thông tin công khai của tòa án Praha thì ông Otto cũng chỉ giữ 1% cổ phần. Trong khi đó, khi làm việc với doanh nghiệp này, Gia Hân quá sơ hở khi không hề biết gì về giấy phép kinh doanh của đối tác. Có thời điểm ông Otto không phải là người có quyền điều hành, nhưng trong hợp đồng ký với doanh nghiệp có ghi chức danh tổng giám đốc.

"Vậy vai trò của ông Otto ở đây là gì khi đã nhiều lần rút vốn ra khỏi công ty, chức vụ cũng không rõ ràng trong Global Home. Hiện nay chúng tôi đã gửi hồ sơ đến cơ quan chức năng để kiểm tra và sẽ thông tin sớm. Theo thống kê, đến nay có hơn 15 doanh nghiệp gỗ được Global Home đặt hàng nhưng từ chối nhận hàng, gây thiệt hại quá lớn", LS. Truyền nói.

Được biết, ông Otto de Jager từng làm CEO của Global Home tại Việt Nam tới trước tháng 3/2016, sau đó chức vụ này được trao lại cho một người khác.

Ngoài vị trí điều hành tại tập đoàn mẹ Nivovia a.s tại Czech và chi nhánh Global Home S.R.O tại TP.HCM, ông Otto de Jager cũng từng là giám đốc của Specialist Home Furniture Limited và một doanh nghiệp khác là liên doanh của Specialist Home Furniture Limited tại Ireland.

Theo xác nhận của bà Vũ Anh Minh - đại diện của Global Home tại TP.HCM, ông Otto de Jager dù không còn giữ chức vụ cao nhất của Nivovia nhưng vẫn có tên trong danh sách 6 thành viên HĐQT của tập đoàn này. Tuy nhiên, trong thời gian hình thành hợp đồng giữa Global Home và các nhà cung cấp Việt Nam, ông Otto de Jager là người giữ cả ghế CEO Global Home và chủ tịch Nivovia a.s.

Bắt đầu "xuống nước"?

Ngoài Công ty Gia Hân, hàng chục công ty sản xuất các sản phẩm về gỗ khác cũng lên tiếng tố Công ty Global bằng nhiều cách khác nhau đã trì hoãn việc trả nợ. Tổng số tiền Global phải thanh toán cho các phía đối tác có xảy ra tranh chấp lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Sau đó ca sĩ Thu Minh cũng lên tiếng khẳng định: “Vợ chồng chúng tôi không nợ nần tiền bạc, không có bất kỳ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của tổ chức hay bất kỳ cá nhân nào”.

Tuy nhiên, lần đầu tiên xuất hiện chính thức sau thời gian dài vướng nghi vấn lừa đảo từ phía đối tác Việt Nam, chiều 24/8, ông Otto de Jager đã đưa ra lời hứa về thời hạn giải quyết các tranh chấp thanh toán với doanh nghiệp gỗ trong nước. Theo đó, trước buổi toạ đàm nói trên, ông Otto đã đến và làm việc với một vị phó chủ tịch hội trong gần một giờ đồng hồ. Tại đây, thông qua vị phó chủ tịch này, ông Otto đã đưa ra lời hứa của mình như trên.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hawa, cũng cho biết, cho đến hiện giờ Hawa chỉ ghi nhận 2 doanh nghiệp thành viên của Hội có vướng mắc với Global Home. Vinafor Đà Nẵng có vướng mắc về khoản tiền 240.000 USD. Sau khi đàm phán, Vinafor Đà Nẵng đã hạ giá từ 50% xuống 15% để 2 bên có thể tiếp tục giải quyết. Chủ tịch HĐQT của Vinafor nói ông ấy hài lòng với vấn đề này, và phía Global Home đã thanh toán một nửa.

"Chúng tôi có nêu lên 1 trường hợp cụ thể nữa là công ty Cửu Long. Trong đơn của Cửu Long có ghi nhận số tiền là 110.000 USD, trừ khoản 20.000 USD đã tạm ứng thì còn khoảng 99.000 USD. Tôi hỏi ông Otto có công nhận không? Ông ấy công nhận và nói hiện giờ trong tay không có tài liệu làm việc với Cửu Long. Ông ấy nói tôi xin hứa là sẽ cung cấp tài liệu đầy đủ về công ty Cửu Long, cái đúng cái sai của họ như thế nào… trong vòng 2 tuần nữa ”, ông Hạnh tường thuật.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video