VNPT lãi 7.100 tỷ đồng năm 2020

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm 2020. Theo đó, VNPT lãi 7,1 nghìn tỷ đồng, nợp ngân sách nhà nước 5,2 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 10,4%

VNPT lãi 7.100 tỷ đồng năm 2020

Năm 2020, tổng doanh thu toàn VNPT đạt 162,7 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu Công ty mẹ đạt 43,2 nghìn tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch (nếu loại trừ yếu tố ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là khoảng 2.000 tỷ đồng thì VNPT hoàn thành kế hoạch doanh thu).

Lợi nhuận VNPT đạt 7,1 nghìn tỷ đồng, trong đó lợi nhuận Công ty mẹ đạt 5,1 nghìn tỷ đồng bằng 102,2% kế hoạch. Nộp ngân sách nhà nước đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của VNPT đạt 10,4%.

VNPT đã triển khai thử nghiệm thành công công nghệ 5G với tốc độ download đạt hơn 2Gbps, độ trễ 7ms (đạt kết quả tốt nhất trong các nhà mạng thử nghiệm kỹ thuật tại Việt Nam), hoàn thành phát sóng thử nghiệm thương mại 5G tại Hà Nội và TP. HCM vào tháng 12/2020, chuẩn bị cho triển khai chính thức năm 2021.

Tập đoàn cũng đã triển khai thành công các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao tốc độ 4G trong điều kiện hạn chế về băng tần; triển khai thành công dịch vụ NB-IoT tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội, đang triển khai đáp ứng năng lực kết nối IoT toàn quốc.

Về nền tảng, VNPT đã phát triển thành công nền tảng VNPT IoT Platform công nghệ điện toán đám mây theo tiêu chuẩn quốc tế được OneM2M công nhận và được đóng gói dưới dạng SDK, API, sẵn sàng cho phát triển ứng dụng IoT ở các lĩnh vực khác nhau.

Cũng trong năm 2020, Tập đoàn VNPT đã phát triển hơn 6.000 cơ sở hạ tầng trạm di động và hơn 14.000 thiết bị 3G, 4G, nâng tổng số thiết bị toàn mạng lên hơn 94.000 trạm các loại, mở rộng vùng phủ sóng di động 3G/4G của VNPT lên 95% dân số và 90% lãnh thổ. Đã hoàn thành việc triển khai quy hoạch năng lực hạ tầng CNTT tại các Trung tâm dữ liệu đến năm 2020.

Trong năm 2020, VNPT đã có sự tham gia sâu, rộng hơn trong phát triển Chính phủ số bao gồm: thiết lập Hạ tầng số, Xây dựng các nền tảng số có phạm vi ứng dụng ở quy mô Quốc gia, điển hình là Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; Cổng dịch vụ công quốc gia (đã triển khai 1.573 thủ tục hành chính gồm 796 thủ tục cho công dân và 961 thủ tục cho doanh nghiệp, đồng bộ trạng thái xử lý trên 19 triệu hồ sơ, xử lý trên 448 nghìn hồ sơ trực tuyến); Nền tảng kết nối thanh toán Payment Platform đã tích hợp triển khai cho 8 Bộ, ngành; 05 Tổng công ty điện lực; 46 tỉnh/thành phố trên cả nước và 10 Ngân hàng/Trung gian thanh toán (VNPT Pay, VietcomBank, VietinBank, MoMo, AgriBank, Ngân Lượng, KeyPay, BIDV, Payoo, Napas).

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video