Vĩnh Hoàn tính giảm khối lượng bán cá tra để ổn định biên lợi nhuận

VHC cho biết, giá nguyên liệu cá tra đã tăng trong vòng 2 tháng trở lại đây, do lực cầu tăng vọt từ Trung Quốc và thiếu hụt cung nguyên liệu.

VHC 1

Thông tin từ CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC ) cho biết, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đã tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó khối lượng xuất tăng 13% trong khi giá bán trung bình không thay đổi.

VHC cho biết, giá nguyên liệu cá tra đã tăng trong vòng 2 tháng trở lại đây, do lực cầu tăng vọt từ Trung Quốc và thiếu hụt cung nguyên liệu. Giá nguyên liệu tăng cao chưa được phản ánh toàn bộ trong giá bán tại các thị trường chính. Do đó, công ty điều chỉnh giảm khối lượng bán dự kiến cho tháng 12 để ổn định biên lợi nhuận.

Riêng 10 tháng, VHC tiếp tục dẫn đầu ngành xuất khẩu cá tra, với kim ngạch xuất khẩu đạt 202.41 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng của toàn ngành cá tra Việt Nam đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ. Tính đến nay, kết quả này khá sát với dự báo của VASEP cho năm 2016 là giá trị xuất khẩu toàn ngành cá tra năm 2016 dự kiến đạt 1,66 tỷ USD, tương ứng mức tăng trưởng 6% so với năm 2015.

Được biết, mới đây VHC đã có quyết định giải thể của Công ty TNHH MTV Vĩnh Hoàn Hậu Giang sau 2 năm đi vào hoạt động.

Công ty này được thành lập hồi tháng 12/2014, với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, VHC góp 100% vốn.

Ngành nghề kinh doanh chính của Vĩnh Hoàn Hậu Giang là nuôi trồng thủy sản nội địa, bán buôn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản...

Sau khi giải thể, VHC sẽ còn lại 6 công ty con và 1 công ty liên kết. Trong đó, Công ty CP Thực Phẩm XK Vạn Đức Tiền Giang có vốn điều lệ 305,4 tỷ đồng, là công ty con 100% vốn có giá trị đầu tư lớn nhất trong số các công ty con của VHC.

Theo Linh Linh Bizlive

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video