Vinaconex đặt mục tiêu lãi hơn 443 tỷ trong năm 2017, tăng 21%

VCG dự định tập trung nguồn lực hình thành 02 công ty nòng cốt sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, phát triển hạ tầng.

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (mã VCG - HNX) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2017.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất của VCG năm 2016 đạt 687,1 tỷ đồng, tăng 163,5 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương mức tăng 31,2%; chủ yếu do lợi nhuận của công ty mẹ và các đơn vị thành viên đạt kết quả cao hơn năm trước. Các đơn vị khó khăn về tài chính đã thu hẹp quy mô hoạt động và chờ hoàn thiện thủ tục phá sản, giải thể nên không còn ảnh hưởng nhiều tới kết quả hợp nhất toàn Tổng công ty.

Tài sản ngắn hạn tăng trong khi tài sản dài hạn giảm trong cơ cấu tài sản, nguyên nhân chính là hàng tồn kho tăng do các đơn vị thành viên đầu tư các dự án và chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu và kết chuyển hàng tồn kho sang giá vốn (dự án CT4 của Công ty Vimeco, dự án Kim Văn – Kim Lũ của Công ty VC2, dự án 536 Minh Khai của Công ty Vinahud).

Năm 2017, VCG đặt kế hoạch tổng doanh thu hơn 4.115,6 tỷ đồng, tăng 19,8% so với thực hiện 2016. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 443,3 tỷ đồng, tăng 21%. Mức cổ tức cho năm 2017 là 10%.

VCG sẽ tập trung thực hiện các thủ tục đầu tư để sớm triển khai đầu tư dự án Bắc An Khánh giai đoạn 2 nhằm có quỹ đất để phát triển bất động sản trong 10 năm tới, đem lại nguồn việc xây lắp, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cho Tổng Công ty trong năm 2017 và các năm tiếp theo; nghiên cứu các giải pháp để có thể chủ động triển khai được dự án CNC Hòa Lạc (hiện đang khó khăn về nguồn vốn thuộc hạ tầng khung và GPMB).

HĐQT của VCG sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2016 với việc trả cổ tức 8% cho các cổ đông (353,4 tỷ đồng).

Về định hướng chiến lược cho giai đoạn 2017 - 2022, VCG dự định tập trung nguồn lực hình thành 02 Công ty nòng cốt sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh các dự án bất động sản, phát triển hạ tầng.

VCG sẽ thực hiện tái cơ cấu vốn tại các công ty còn lại hoặc nắm giữ cổ phần không chi phối dưới dạng đầu tư tài chính linh hoạt.

Theo Bình An - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video