Vietnam Airlines đề xuất miễn phí vận chuyển 5 triệu liều vaccine Covid-19

Số lượng vaccine được hãng đề xuất vận chuyển nội địa miễn phí ước tính khoảng 5 triệu liều, tổng khối lượng tương đương 11,5 tấn.

Vietnam Airlines đề xuất miễn phí vận chuyển 5 triệu liều vaccine Covid-19

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đề xuất đề xuất vận chuyển nội địa miễn phí các lô vaccine Covid-19 theo nguồn Cơ chế COVAX từ ngày 15/3. Thông qua đề xuất này, Vietnam Airlines mong muốn tận dụng ưu thế vận chuyển đường không để chung tay thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19. Số lượng vaccine được hãng đề xuất vận chuyển nội địa miễn phí ước tính khoảng 5 triệu liều, tổng khối lượng tương đương 11,5 tấn.

Trước đó, ngày 6/3, Vietnam Airlines đã vận chuyển an toàn vaccine phòng dịch Covid-19 đầu tiên trên chuyến bay VN220 giữa Tp Hồ Chí Minh – Hà Nội. Các đơn vị mặt đất, hàng hóa thành viên của Vietnam Airlines cũng tham gia tiếp nhận và bảo quản thành công lô vaccine này vào ngày 24/2 tại sân bay Tân Sơn Nhất, trước khi vaccine được đưa đến các điểm tập kết tiếp theo.

Hơn 117.000 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca được vận chuyển từ Hàn Quốc đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM vào ngày 24/2/20212, phục vụ nhu cầu phòng chống dịch cấp bách hiện nay. Số vaccine này dự kiến sẽ ưu tiên tiêm cho những đối tượng có nguy cơ cao, với khoảng hơn 50.000 người, mỗi người tiêm 2 mũi.

Lô vaccine về hôm nay nằm trong số 30 triệu liều mà Việt Nam đặt mua. Ngoài ra, Liên minh vaccine toàn cầu COVAX sẽ viện trợ cho Việt Nam khoảng 4,9 triệu liều vaccine cũng của AstraZeneca trong quý 1 và 2 này; trong quý 3 sẽ có thêm khoảng 30 triệu liều.

Vietnam Airlines đề xuất miễn phí vận chuyển 5 triệu liều vaccine Covid-19 - Ảnh 1.

Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không có cở sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ nhất để vận chuyển vaccine. Các công ty hàng hóa của Vietnam Airlines đã lắp đặt hệ thống kho lạnh âm sâu ngay tại sân bay. Vietnam Airlines có khả năng triển khai dịch vụ container lạnh để bảo quản vaccine trong suốt quá trình vận chuyển trên không.

Đặc biệt, Vietnam Airlines còn là một trong số những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới cải tạo thành công máy bay chở khách thành chở hàng bằng việc tháo ghế khoang khách. Điều này giúp tăng cường tải trọng hàng hóa tàu bay từ 2-7 lần, gia tăng hiệu quả chở hàng trong bối cảnh vận tải hành khách sụt giảm vì Covid-19. Hiện hãng đã khai thác 4 tàu bay chuyên dụng chở hàng hoá, bao gồm 2 tàu bay A321 và 2 tàu bay A350.

Mạng bay nội địa lớn nhất cả nước với 60 đường bay của hãng hàng không Quốc gia đem lại lợi thế rất lớn cho việc phân phối vaccine. Vietnam Airlines có thể nhanh chóng vận chuyển số lượng lớn vaccine đi hàng chục tỉnh thành trên toàn quốc thông qua mạng đường bay này.

Đồng thời, Vietnam Airlines vẫn đang duy trì các đường bay chở hàng đi quốc tế, tới các điểm đến ở châu Á, Úc, châu Âu. Điều này giúp Vietnam Airlines sẵn sàng vận chuyển vaccine từ nước ngoài ngay khi có yêu cầu, chứ không chỉ dừng lại trong phạm vi nội địa.

Quy mô và năng lực vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines thể hiện rõ nét qua thị phần của Vietnam Airlines cùng các hãng hàng không thành viên. Trong các hãng hàng không của Việt Nam, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) chiếm thị phần vận tải hàng hóa lớn nhất, với thị phần chở hàng nội địa là gần 60%, còn thị phần chở hàng quốc tế là tới hơn 90%, tính từ đầu năm 2020 tới nay.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video