Vietnam Airlines đạt 3.240 tỷ đồng LNTT, vượt xa ước tính và kế hoạch năm

Biến động của tỷ giá đã tăng động khá lớn đến kết quả kinh doanh 2018 của Vietnam Airlines.
Vietnam Airlines đạt 3.240 tỷ đồng LNTT, vượt xa ước tính và kế hoạch năm


Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HVN) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2018 với doanh thu thuần đạt 96.800 tỷ đồng, tăng gần 17% so với năm trước.

Lợi nhuận trước thuế đạt 3.240 tỷ đồng, vượt 34% so với kế hoạch năm là 2.421 tỷ đồng. Kết quả này cũng cao hơn hẳn so với con số ước tính 2.800 tỷ đồng công bố hồi đầu năm.

So với năm 2017, lãi trước thuế của Vietnam Airlines tăng 3% tuy nhiên LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ lại giảm 4% xuống 2.282 tỷ đồng.

Vietnam Airlines đạt 3.240 tỷ đồng LNTT, vượt xa ước tính và kế hoạch năm - Ảnh 1.

Biến động của tỷ giá đã tăng động khá lớn đến kết quả kinh doanh 2018 của Vietnam Airlines: Lỗ chênh lệch tỷ giá tăng thêm 1.030 tỷ lên 1.476 tỷ đồng trong khi lãi chênh lệch tỷ giá chỉ tăng 70 tỷ lên 654 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2018, Vietnam Airlines đang vay nợ hơn 38.000 tỷ đồng, giảm 9.000 tỷ so với một năm trước.

Trong năm 2018, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lãi 577 tỷ đồng từ hoạt động bán cho thuê lại máy bay, giảm 25% so với năm trước.

Mới đây Vietnam Airlines đã nộp hồ sơ chuyển niêm yết từ Upcom sang HoSE. Từ đầu năm 2019 đến nay, cổ phiếu HVN đã có đợt phục hồi mạnh tăng từ 32.000 lên 39.000 đồng sau đợt sụt giảm mạnh hồi tháng 10-11/2018.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video