Vì sao vàng bán ra nhiều hơn mua vào?

Ngày 5/7, giá vàng trong nước tăng nhẹ 150.000 đồng/lượng. Theo dự báo, giá vàng thế giới trong thời gian tới có thể sẽ tăng trở lại khi kinh tế Mỹ xấu đi. Thị trường vàng trong nước ảm đạm, ghi nhận các cửa hàng lớn cho thấy lượng bán ra nhiều hơn mua vào thời điểm này.

Lúc 7h50 ngày 5/7, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC mua vào - bán ra ở mức 66,4 - 67 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Giá vàng nhẫn 9999 loại 1-2-5 chỉ ở mức 55,1 - 56,25 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm ngày hôm trước.

Vì sao vàng bán ra nhiều hơn mua vào? - Ảnh 1.

Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ lên mức 67,1 triệu đồng/lượng.

Vàng miếng SJC tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết 66,52- 67,03 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 50.000 đồng/lượng. Vàng Rồng Thăng Long 9999 mua vào 55,37 triệu đồng/lượng, bán ra 56,22 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng trong nước ảm đạm, ghi nhận các cửa hàng lớn cho thấy lượng bán ra nhiều hơn mua vào thời điểm này, lý do là người dân có thói quen mua tích trữ vàng vào cuối năm và bán ra trong năm khi có việc cần dùng. Giá vàng miếng không biến động nên thời điểm nào người dân bán ra cũng thấp hơn lúc mua vào.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 1.923 USD/ounce, tăng 11 USD/ounce so với sáng qua.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu nền kinh tế Mỹ giảm tốc nhanh hoặc rơi vào suy thoái và Fed có thể sớm xoay trục điều hành sẽ giúp giá vàng hưởng lợi đồng thời tiếp tục tăng trong thời gian tới. 

Hiện, giá vàng thế giới tương đương gần 55 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa tính thuế, phí. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn trên 12 triệu đồng/ lượng.

Trên thị trường tiền tệ sáng 5/7, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.804 đồng/USD, giảm 1 đồng/USD so với sáng qua.

Theo Ngọc Mai (Tiền Phong)

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video