Vì sao tăng trưởng tín dụng có thể đạt tới 17-18% trong năm 2025?

Ngân hàng Nhà nước đặt chỉ tiêu tăng trưởng hệ thống ngân hàng năm 2025 là 16%. Tuy nhiên, hệ thống thậm chí có thể đạt mức cao hơn lên tới 17-18% trong điều kiện thuận lợi.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng gần 2 tháng đầu năm, tính chung toàn ngành đến 13/02/2025 đạt 15,6 nghìn tỷ (-0,08% từ đầu năm, -0,88% svck). Cụ thể, dư nợ bằng VND giảm 0,21% từ đầu năm, trong khi dư nợ ngoại tệ tăng 3,22% từ đầu năm. Điều này chỉ ra sự phục hồi mạnh mẽ trong nhu cầu tín dụng, tạo nền tảng thuận lợi để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2025.

Tăng trưởng tín dụng đang có sự khởi sắc ngay từ đầu năm 2025 so với các năm trước. Ảnh minh họa: Quốc Tuấn

Nếu tính theo địa bàn, tăng trưởng tín dụng năm nay cũng cho thấy những điểm sáng tích cực ngay từ đầu năm. Chẳng hạn tại địa bàn khu vực TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh Khu vực 2 cho biết, đến cuối tháng 01/2025 tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt: 3.944,5 nghìn tỷ, tăng 0,04% so với cuối năm 2024 và tăng 12,43% so với cùng kỳ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp (chỉ tăng 0,04%) song tín dụng vẫn tăng. Đây là điểm khác biệt so với 2 năm trước đây. Trong tháng 2/2025, doanh số cho vay đã tăng mạnh, đạt mức tăng trưởng 14% so với tháng trước, phản ánh tín dụng đang đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

"Với tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2025 định hướng tăng trưởng 16%, theo đó, ngành ngân hàng TP Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Tinh thần của chương trình này là “cho vay và giải ngân thực tế”. Đặc biệt, trong điều kiện lãi suất cho vay trên thị trường hiện nay rất tốt so với những năm trước, đây sẽ là cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp vay vốn, giảm chi phí tài chính", ông Nguyễn Đức Lệnh nhấn mạnh.

Sự tích cực của nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn vay ngay từ đầu năm, tiếp tục được kỳ vọng sẽ kéo dài và tăng mạnh trong cả năm. Chứng khoán MBS cho rằng có kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 17-18% trong năm 2025, giả định GDP tăng trưởng 7 - 8%, nhờ vào các động lực:

Thứ nhất, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất và tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2025: Cuộc chiến thương mại lần 2 có thể một lần nữa mang lại cơ hội cho các quốc gia thuộc nhóm “Trung Quốc +” như Ấn Độ, Đông Nam Á, ... Việc tiêu dùng chưa phục hồi hoàn toàn trong năm 2024, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chậm của doanh số bán lẻ chỉ đạt 9.3% svck, cho thấy dư địa tăng trưởng tiêu dùng đáng kể trong năm 2025. "Chúng tôi kỳ vọng tín dụng bán lẻ sẽ đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng nhờ nhu cầu gia tăng và mức nền thấp trong năm trước", theo MBS.

Thứ hai, tỷ lệ giải ngân đầu tư công duy trì ở mức cao: chi tiêu công năm 2024 đạt 86,4% kế hoạch năm, tăng 5,7% svck. MBS cho rằng kịch bản tăng trưởng GDP đạt 8% vào năm 2025 sẽ thúc đẩy Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự báo đạt khoảng 90% trong năm 2025. Điều này kỳ vọng sẽ củng cố tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp và cải thiện sức mua của khu vực dân cư năm 2025.

Khối MBS Research cũng đưa ra các nhóm những ngân hàng có các điều kiện được kỳ vọng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn năm 2025:

Nhóm tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng cao trong năm 2024: Các ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức tín dụng cao trong năm 2024 sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc đảm bảo hạn mức tín dụng cho năm 2025.

Nhóm tăng trưởng chi phí dự phòng và cải thiện chất lượng tài sản: Việc gia tăng chi phí dự phòng trong năm 2024, kết hợp với việc cải thiện chất lượng tài sản, sẽ giảm bớt áp lực từ việc gia tăng nợ xấu trong năm 2025 khi tăng trưởng tín dụng ngân hàng bán lẻ phục hồi.

Sự phục hồi mạnh mẽ của NIM trong năm 2024: Sự phục hồi mạnh mẽ của NIM trong năm 2024 sẽ giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, tạo ra lợi thế quan trọng trong việc mở rộng tín dụng vào năm 2025.

Nhận diện theo các cơ sở kỳ vọng và điều kiện trên, một số nhà băng cụ thể có thể dự báo tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2025 có: HDBank (HDB), VPBank (VPB), VIB, ACB, VietinBank (CTG), Vietcombank (VCB), Sacombank (STB), OCB, Eximbank (EIB), BIDV (BID), MBBank (MBB). Các ngân hàng như Techcombank (TCB), LPBank (LPB), TPBank (TPB) dự báo có thể tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với kết quả của 2024 nhưng vẫn ở mức tăng trưởng cao xét trên quy mô thị phần (đặc biệt với TCB) và trên chỉ tiêu hạn mức tín dụng của ngành.

Có thể nói, tăng trưởng tín dụng cao đã và đang là cơ sở để thị trường kỳ vọng lợi nhuận của ngành ngân hàng năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng, qua đó tiếp tục dẫn dắt lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết. Sự mở rộng tín dụng cũng giúp thị trường bất động sản lẫn dòng tiền vào thị trường chứng khoán đã và đang khởi sắc hơn.

Tăng trưởng tín dụng từ trên 17% sẽ đưa quy mô tín/ GDP vượt ngưỡng 130%. Nguồn: MBS

Tuy nhiên, lưu ý tăng trưởng tín dụng đi cùng chất lượng tín dụng là một vấn đề lớn. Chia sẻ tại một sự kiện mới đây, Chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch nhận định: Tăng trưởng kinh tế năm 2025 phụ thuộc lớn vào dòng vốn tín dụng. Theo ông, NHNN dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Lượng vốn khổng lồ này nếu được bơm vào nền kinh tế sẽ tạo sức bật mạnh mẽ cho tổng cầu.

Ông cũng lưu ý nếu dòng vốn không chảy vào sản xuất - kinh doanh mà đổ vào chứng khoán hay bất động sản, nguy cơ tăng trưởng ảo và bong bóng tài chính, như giai đoạn 2016 là rất cao.

Theo đó, chuyên cho rằng Việt Nam cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%.

Vai trò của tín dụng, theo PGS, TS Trần Hoàng Ngân - Đại biểu quốc hội, trợ lý Bí thư thành ủy TP HCM nhấn mạnh trong mục tiêu hỗ trợ để đạt tăng trưởng cao năm 2025, cần linh hoạt theo mục tiêu tăng trưởng và lạm phát. Điều hành lãi suất theo lạm phát cơ bản (core inflation) đảm bảo chất lượng tín dụng không để "khối u" nợ xấu quay trở lại.

Theo chuyên gia, cung tiền và tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, không để tăng quá cao như giai đoạn 2000-2010 (dư nợ tăng bình quân 30%/năm, kinh tế tăng trưởng 7,3%), cùng với nhập siêu, tỷ giá… lạm phát tăng cao (23% năm 2008, 18,6% năm 2011) dễ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Kết hợp chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên, ưu tiên vốn đầu tư phát triển nhưng chú ý hiệu quả đầu tư công, không đầu tư dàn trải, dở dang, gây lãng phí… Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần tập trung quyết liệt tận dụng tài sản công, đất công (có phần mất kiểm soát) để đưa vào sử dụng, khai thác hoặc đấu giá để có vốn cho đầu tư phát triển... là những điều kiện để đảm bảo vĩ mô ổn định và tăng trưởng đạt mục tiêu.

Trong định hướng điều hành năm 2025, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 16% và sẽ điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế. Nếu lạm phát duy trì ở mức thấp, NHNN có thể tăng tín dụng để kích thích tăng trưởng. Ngược lại, nếu có dấu hiệu rủi ro, chính sách tín dụng sẽ được điều chỉnh để đảm bảo ổn định vĩ mô.

Với ưu tiên của ngành ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) - khu vực tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào nền kinh tế, cùng với đó khai thác mạnh mẽ tín dụng tiêu dùng, các chuyên gia cho rằng mở rộng tín dụng, kiểm soát chất lượng - sẽ là "lực đẩy" quan trọng để khu vực kinh tế tư nhân phát huy vai trò "động lực quan trọng nhất của tăng trưởng".

 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video