Vì sao ông Đặng Lê Nguyên Vũ muốn tòa phúc thẩm xử kín vụ ly hôn?

Trước phiên tòa phúc thẩm vụ ly hôn của mình, ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) đã yêu cầu xử kín.

Theo dự kiến, ngày 18/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên).

Trước đó, ngày 29/10, cấp phúc thẩm mở phiên xử tuy nhiên luật sư của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã có đơn xin hoãn xử với lý do bà Thảo nhập viện vì sức khỏe không tốt. Đồng thời phía bà Thảo có đơn yêu cầu tòa xử kín.

vi sao ong dang le nguyen vu muon toa phuc tham xu kin vu ly hon? hinh anh 1

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ muốn xử kín.

Đến ngày 12/11, bà Thảo lại gửi đơn lên TAND Cấp cao tại TP.HCM yêu cầu xử công khai. Bởi vì, khi bà yêu cầu xử kín và được tòa đồng ý thì có một số thông tin không đúng, ảnh hưởng đến tình cảm của các con đối với cha mẹ trong vụ án ly hôn. 

Từ đó, bà Thảo yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử công khai, tạo điều kiện cho các phóng viên tham dự phiên tòa, truyền tải thông tin diễn biến phiên tòa này nhằm giúp nhiều người hiểu rõ sự thật khách quan của vấn đề.

Sau động thái này của bà Thảo, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã gửi đơn yêu cầu cấp phúc thẩm xử kín vì để đảm bảo bí mật kinh doanh cũng như không làm ảnh hưởng đến tâm lý các con.

Khi cả hai bên đều có đơn, đến trước ngày mở lại phiên tòa, HĐXX TAND Cấp cao tại TP.HCM cho biết vẫn chưa quyết định xử kín hay công khai.

Trước đó, tháng 3/2019, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã chấp nhận cho bà Thảo ly hôn với ông Vũ. Tài sản được tòa xử chia theo tỉ lệ 4/6 trong khối tài sản của Tập đoàn Trung Nguyên (bà Thảo 4 phần, ông Vũ 6 phần); ông Vũ có trách nhiệm cấp dưỡng cho các con mỗi năm 10 tỉ đồng đến khi chúng trưởng thành.

Tòa yêu cầu bà Thảo giao lại toàn bộ số cổ phần cho ông Vũ và ông Vũ có trách nhiệm hoàn lại bằng tiền cho bà Thảo. Liên quan đến tiền mặt và vàng gửi ở các ngân hàng, tòa sơ thẩm nhận định trong trường hợp không có căn cứ chứng minh đang có tranh chấp là tài sản riêng nên coi là chung và tính đến công sức đóng góp của các bên. Tòa giao bà Thảo tiếp tục quản lý, số tiền chênh lệch được cấn trừ vào số cổ phần ông Vũ nhận lại từ bà Thảo.

Sau đó, bà Thảo có đơn kháng cáo vì cho rằng bản án vi phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng. Theo bà Thảo, tại tòa, bà có quyết định rút đơn ly hôn, nhưng HĐXX vẫn cưỡng ép, đồng nghĩa với việc không cho gia đình bà đoàn tụ.

Về phần mình, ông Vũ cũng có đơn kháng cáo không đồng ý tỷ lệ chia tài sản như phán quyết của tòa và yêu cầu tòa phúc thẩm phân chia theo tỷ lệ ông được 70%, bà Thảo 30%.

VKSND TP.HCM cũng có kháng nghị, cho rằng bản án sơ thẩm tuyên không nhận định đầy đủ và vi phạm tố tụng khi giải quyết yêu cầu phản tố của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Theo Phạm Dũng (Người Lao Động)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video