Vì sao đại gia Nhật rót vốn vào Nhựa Tiền Phong?

Sekisui Chemical đã thế chân nhà đầu tư Thái Lan Saraburi khi sở hữu 15% cổ phần của Nhựa Tiền Phong (NTP), nhà sản xuất các sản phẩm ống nhựa dẫn đầu tại thị trường phía Bắc của Việt Nam.

"Thế chân" đại gia Thái Năm 2012, Saraburi (Công ty con của Tập đoàn Xi măng Siam (SCG) của Thái Lan) đã gây “chấn động” lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi bất ngờ mua được hơn 9,8 triệu cp NTP, tương đương 22,67% vốn và tiếp tục gom thêm cổ phần nâng sở hữu lên 23,84% tại thời điểm cuối 2012. Theo đó, Saraburi đã trở thành cổ đông ngoại lớn nhất tại NTP và là cổ đông sở hữu cổ phần lớn thứ 2, chỉ sau SCIC. Giữa năm 2015, SCG mua lại 80% cổ phần của Nhựa Tín Thành – doanh nghiệp đứng trong top 5 về sản xuất bao bì nhựa. Ngoài ra, họ cũng giữ cổ phần tại một số công ty chuyên sản xuất nhựa gia dụng, bao bì khác như Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Công ty Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty Chemtech và Công ty Vật liệu nhựa Minh Thái. Tuy nhiên, việc kinh doanh của NTP cũng không có nhiều thay đổi so với trước thời điểm có mặt của Saraburi. Cả hai bên đều không cho thấy những hợp tác rõ rệt trong hoạt động kinh doanh, máy móc kỹ thuật, phân phối sản phẩm... Nguyên nhân của sự việc trên phần nhiều khả năng đến từ tâm lý “dè chừng” của NTP đối với Saraburi ngay từ lúc khởi điểm và phần khác cũng có thể đến từ sự khác biệt giữa định hướng kinh doanh của 2 bên. Chính điều đó khiến NTP không muốn đi chung đường với cổ đông Thái. Mới đây, Sekisui Chemical (một đơn vị thành viên của Tập đoàn Sekisui - công ty hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành nước và môi trường) công bố đã mua thành công 15% cổ phần của Nhựa Tiền Phong. Số cổ phần này nằm trong lô 24% cổ phần Nhựa Tiền Phong mà nhà đầu tư Thái Lan The Nawaplastic Industries (Saraburi) thoái vốn trong thời gian gần đây. Giá trị giao dịch không được công bố. Tuy nhiên với giá trị vốn hóa của Nhựa Tiền Phong đang ở mức 6.500 tỷ đồng thì 15% cổ phần công ty này có giá trị tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng.

Cái kết đã được báo trước?

Mối quan hệ giữa Sekisui Chemical với NTP đã bắt đầu “lộ diện” ngay từ năm 2013 khi mà Saraburi vẫn đang hiện diện tại NTP. Sekisui Chemical và NTP đã ký hợp đồng hợp tác trong việc bán sản phẩm và chuyển giao công nghệ kỹ thuật.

Trong đó, NTP sẽ chịu trách nhiệm như một kênh phân phối các sản phẩm của Sekisui Chemical bao gồm sản phẩm hố ga và hộp kiểm tra bằng nhựa PVC cho các dự án ODA của Nhật ở Việt Nam và các dự án khác. Mặt khác, NTP sẽ được nhận chuyển giao từ Sekisui các công nghệ, khuôn, các thiết bị để tiến hành sản xuất và bán các sản phẩm trên mang nhãn hiệu của Sekisui.

Mới đây, vào tháng 7/2017, Sekisui Chemical đã ký kết hợp tác toàn diện và cổ đông chiến lược với CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Miền Nam (Tiền Phong Nam- Công ty thành viên của NTP) để sở hữu 25% vốn tại đơn vị này. Đây được xem là một bước đi mới trong quan hệ hợp tác hai bên.

Những lần bắt tay giữa NTP và Tập đoàn Sekisui phần nào cho thấy “mối tính” tốt đẹp của cả 2 doanh nghiệp trong suốt thời gian dài. Và chính điều này cũng mở ra câu hỏi ngỏ về việc Sekisui Chemical sẽ tiếp tục đầu tư hợp tác chặt chẽ hơn sau khi đại gia Thái Saraburi thoái vốn.

Về phía Saraburi, trong suốt 6 năm tham gia, NTP không hề nhắc nhiều đến việc nới room, vẫn giữ room ở tỷ lệ 49% ngay cả khi 2 năm gần đây Nhà nước đã rất “dáo diết” trong việc thoái vốn của SCIC. Tuy nhiên, sau khi Saraburi thoái toàn bộ vốn, NTP đã lập tức muốn nới room lên 100%.

Tập đoàn Sekisui Chemical (Nhật Bản) được thành lập từ năm 1947, với vốn góp lên tới hơn 100 tỷ Yên. Các sản phẩm chính của Tập đoàn là ống thuỷ tinh - nhựa; ống nhựa HDPE; ống nhựa PVC; hộp kiểm soát và hố ga bằng nhựa PVC; ống thu nước đường kính lớn thuỷ tinh- nhựa; ống luồn cáp điện và cáp viễn thông…

Theo Enternews

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video