Về đâu thị trường bán lẻ Việt?
Doanh nghiệp Việt phải nỗ lực khắc phục điểm yếu, thiếu và mạnh dạn thay đổi, cởi mở trong tư duy, chiến lược để cạnh tranh công bằng với các nhà bán lẻ ngoại.

Kịch bản thứ hai là bản thân các DN nỗ lực tối đa với tinh thần vượt qua chính mình cộng với chính sách đúng đắn của nhà nước sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Còn rất nhiều không gian chính sách để nhà nước hỗ trợ DN một cách chính đáng, hợp lý trong cạnh tranh, hội nhập mà không vi phạm các cam kết thương mại song phương, đa phương Việt Nam đã ký kết.
Hiệp hội Bán lẻ đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị nhà nước hỗ trợ về mặt thông tin, nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng một cách minh bạch, công khai; nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu... Đây hoàn toàn là những việc hết sức cần thiết cho DN, không nằm ngoài khuôn khổ các cam kết quốc tế.
Bà đánh giá thế nào về việc các đại gia Thái liên tục thâu tóm các DN bán lẻ tại Việt Nam?
- Lâu nay các chuyên gia chỉ ra rằng ai nắm được khâu bán lẻ đương nhiên sẽ làm chủ các ngành sản xuất. Nếu DN ngoại nắm thị trường bán lẻ, các nhà sản xuất phải dè chừng vì sẽ có nhiều hệ lụy. Cá nhân tôi không quan ngại lắm việc cả 2 chuỗi phân phối lớn là Big C và Metro vào tay người Thái vì nếu không phải người Thái thì sẽ là những nhà bán lẻ khác mua Metro và Big C. Rất nhiều nhà bán lẻ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí Philippines, Singapore, Malaysia...đang nhìn vào thị trường bán lẻ rất nhiều tiềm năng là Việt Nam. Đương nhiên, 2 chuỗi bán buôn và bán lẻ lớn trên thị trường đều thuộc Thái Lan thì họ sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các DN bán lẻ Việt Nam. Vấn đề ở đây là các DN Thái đã rất bài bản, họ nghiên cứu thị trường, có những bước đi đúng hướng không chỉ trong hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) mà còn có những thế mạnh khác rất đáng để chúng ta học hỏi.
[caption id="attachment_20680" align="aligncenter" width="540"]
Vậy những lo ngại về tương lai hàng Thái sẽ đẩy lùi hàng Việt trên quầy kệ siêu thị là có cơ sở?
- Chúng ta không nên quá bi quan rằng sau khi Big C và Metro chuyển sang chủ Thái thì hàng Thái sẽ ngập tràn quầy kệ, đẩy lùi hàng Việt. Điều đầu tiên nhà bán lẻ quan tâm là sự yêu thích, nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm chứ không phải hàng hóa từ quốc gia nào. Nhà đầu tư nước nào cũng muốn bán hàng của nước mình nhưng mục tiêu của nhà bán lẻ bán hàng phải phù hợp với yêu cầu, sự lựa chọn, sự yêu thích của khách hàng. Do đó, bất cứ nhà bán lẻ nào đầu tư ra nước ngoài đều quan tâm đến các sản phẩm địa phương, nội địa. Cả Lotte, Aeon, TCC, Central... đều như vậy.
Nhiều người nhầm lẫn cho rằng nhà bán lẻ nước ngoài sẽ gây khó cho nhà sản xuất nhưng nhà sản xuất đủ mạnh thì không nhà bán lẻ nào có thể gây khó được. Trong cuộc trao đổi với tôi gần đây, ông Philippe Broianigo, Tổng Giám đốc Central Group Việt Nam, khẳng định họ muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam và sẽ giữ quan hệ tốt với các nhà cung cấp nội địa Việt Nam. Ông cũng hứa sẽ tôn trọng, giữ ổn định các nhà cung cấp của Big C, duy trì tỉ lệ hàng sản xuất tại Việt Nam đang bán ở Big C với điều kiện các nhà sản xuất nỗ lực cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho họ.
Vậy theo bà, sắp tới DN Việt Nam sẽ cạnh tranh như thế nào?
- Bản thân DN biết rất rõ mình thiếu gì, yếu gì. Phải nỗ lực khắc phục điểm yếu, thiếu đó và mạnh dạn thay đổi, cởi mở trong suy nghĩ, tư duy, chiến lược để hội nhập quốc tế và dám làm. Tuy nhiên, nếu chỉ có cộng đồng DN thì không thể lớn mạnh được nên rất cần chính sách và hỗ trợ pháp luật từ nhà nước. Hiệp hội đã có 2 kiến nghị trình Thủ tướng, chúng tôi rất vui mừng vì Thủ tướng đã giao các bộ, ngành xây dựng chiến lược quốc gia về ngành công nghiệp bán lẻ. Phải xây dựng lực lượng DN đủ lớn, đủ mạnh để cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Hiện trừ Saigon Co.op, Satra, Phú Thái, Hapro, Vinmart..., các DN bán lẻ còn lại quy mô nhỏ và quá nhỏ, không đủ sức cạnh tranh...
Theo NLĐO