UBGSTCQG: Lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2018 dự báo có nhiều khả quan

Tín dụng tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định như năm 2017 cùng việc nợ xấu có thể xử lý nhanh hơn giúp tăng thu nhập của các TCTD thông qua hoàn nhập dự phòng nợ xấu là các yếu tố hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng 2018.

Chính thức công bố Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 vào sáng nay 26/12, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia là một trong những cơ quan đầu tiên đưa ra ước tính sớm về bức tranh tình hình thị trường tài chính năm 2017.

GDP có thể tăng 6,8% nếu áp dụng biện pháp kích cầu

Theo Báo cáo, tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam ước đạt 6,7%, cao hơn mức 6,21% đạt được trong năm 2016 nhờ sự cải thiện mạnh tổng cung của nền kinh tế.

Nhân tố thúc đẩy chính là khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ với mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Trong khi ngành khai khoáng tiếp tục giảm sâu thì cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Về phía cầu, tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu tăng mạnh đã góp phần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Bối cảnh năm 2018 được dự báo nhiều thuận lợi từ sự tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới đến cải thiện tổng cung trong nước nhờ các chính sách hỗ trợ dù vẫn còn nhiều khó khăn từ thương mại toàn cầu, tác động từ cách mạng công nghệ 4.0 và các vấn đề nội tại của nền kinh tế.

Ủy ban cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục duy trì tốc độ ở mức 6,5% - 6,8%. Trong đó, mức 6,5% sẽ không gây áp lực lên lạm phát. Nếu các biện pháp kích cầu được áp dụng có thể đẩy GDP tăng trưởng 6,8%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này có thể gây ra áp lực lạm phát cầu kéo. Khu vực tư nhân được kỳ vọng vẫn là động lực chính cho tăng trưởng.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, áp lực cung ứng vốn là gánh nặng rất lớn cho hệ thống tài chính, trong đó chủ yếu hiện nay tại Việt Nam vẫn là thông qua hệ thống ngân hàng.

Trong khi nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao 6,7% như mục tiêu thì hệ thống ngân hàng năm nay ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Theo ước tính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lợi nhuận sau thuế năm 2017 của ngành ngân hàng ước tăng 44,5%. Tỷ suất sinh lời ROA và ROE cũng cao hơn năm trước, ước đạt lần lượt là 0,69% và 10,2%. ROE của Việt Nam đã liên tục tăng, đạt gần mức tương đương với Thái Lan. Xu hướng này trái với một số nước châu Á giai đoạn 2012-2017 chủ yếu là giảm hoặc cải thiện nhẹ.

[caption id="attachment_79137" align="aligncenter" width="700"] Diễn biến ROE của hệ thống TCTD Việt Nam so với một số quốc gia 2012-2017[/caption]

Quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn, đặc biệt trong những tháng cuối năm với khoảng 70.000 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý. Con số này cao hơn 40% so với năm 2016.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dự báo lợi nhuân của hệ thống tổ chức tín dụng năm 2018 sẽ có nhiều khả quan. Nguyên nhân đến từ tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng tiếp tục giữ được tốc độ ổn định như năm 2017, nợ xấu có thể xử lý nhanh hơn và tăng thu nhập của các TCTD thông qua hoàn nhập dự phòng nợ xấu. Các ngân hàng nhờ đó cũng có thêm dư địa để giảm lãi suất cho vay.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video