Tuần 25/2-1/3: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 880 tỷ đồng

Khối ngoại đã có 8 tuần liên tiếp mua ròng CCQ ETF nội E1VFVN30 với tổng giá trị đạt 680 tỷ đồng.
Tuần 25/2-1/3: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 880 tỷ đồng


Thị trường đã chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh trong tuần qua trước việc tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi kết quả không được như mong đợi của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Tuy nhiên đà hồi phục cũng diễn ra mạnh mẽ trong phiên cuối tuần. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 979,63 điểm, giảm 0,94% so với tuần trước đó. HNX-Index vẫn tăng nhẹ 0,41% lên 107,26 điểm nhờ đà hồi phục mạnh ở phiên cuối tuần.

Giao dịch của khối ngoại trên thị trường đã có những diễn biến bất ngờ. Họ mua vào 115,5 triệu cổ phiếu trên toàn thị trường, trị giá 4.345 tỷ đồng, trong khi bán ra 151 triệu cổ phiếu, trị giá 5.225 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 35,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng lên đến 880 tỷ đồng.

Tuần 25/2-1/3: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 880 tỷ đồng - Ảnh 1.

Trên sàn HoSE, sau 3 tuần mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã bán ròng trở lại 114 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt 5,2 triệu cổ phiếu.

Tuần 25/2-1/3: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 880 tỷ đồng - Ảnh 2.

Trong tuần, khối ngoại tiếp tục mua ròng rất mạnh CCQ ETF nội E1VFVN30 với giá trị đạt 236 tỷ đồng. Tuy nhiên, khối ngoại chỉ thực hiện mua ròng mạnh CCQ này trong ba phiên đầu tuần và giao dịch yếu đi ở những phiên còn lại. Như vậy, khối ngoại đã có 8 tuần liên tiếp mua ròng CCQ này với tổng giá trị đạt 680 tỷ đồng.

MSN trong tuần được khối ngoại mua ròng mạnh với giá trị đạt 159,7 tỷ đồng. Các mã HPG, SSI, VCB và GEX cũng đều được khối ngoại mua ròng trên 100 tỷ đồng.

Trong khi đó, VJC vẫn đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trên HoSE với giá trị đạt 221 tỷ đồng. Bộ đôi cổ phiếu họ 'Vin' là VIC và VHM cũng bị bán ròng mạnh với lần lượt 190,5 tỷ đồng và 182,4 tỷ đồng. Đáng chú ý GTN cũng bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với giá trị lên đến 164,4 tỷ đồng và chủ yếu là được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận.

Tuần 25/2-1/3: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 880 tỷ đồng - Ảnh 3.
 

Ở sàn HNX, khối ngoại bất ngờ bán ròng 799 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt 40,7 triệu cổ phiếu. Trước đó, khối ngoại sàn này đã có đến 6 tuần mua ròng liên tiếp.

Tuần 25/2-1/3: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 880 tỷ đồng - Ảnh 4.

Việc khối ngoại sàn HNX bất ngờ bán ròng rất mạnh là do đột biến từ giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu VGC. Trong tuần, VGC bị khối ngoại bán ròng lên đến 916 tỷ đồng, nhưng trong đó có 896,6 tỷ đồng là thông qua phương thức thỏa thuận. Nhiều khả năng đây là cổ phần của các quỹ thuộc Dragon Capital. Tại thời điểm tháng 10/2018, Dragon Capital đang nắm 9,96% cổ phần tại VGC, tương đương gần 44,67 triệu cổ phiếu.

Đứng sau VGC về giá trị bán ròng của khối ngoại sàn HNX là SHS với chỉ 5,5 tỷ đồng. Trong khi đó, PVS tiếp tục được khối ngoại mua ròng rất mạnh với 138 tỷ đồng.

Còn ở sàn UPCoM, khối ngoại quay trở lại mua ròng nhẹ 33,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng đạt 103.905 cổ phiếu.

Tuần 25/2-1/3: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 880 tỷ đồng - Ảnh 5.

Đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trên UPCoM là ACV, với giá trị đạt 18,3 tỷ đồng. QNS và HVN được mua ròng lần lượt 16,8 tỷ đồng và 11,7 tỷ đồng.

Trong khi đó, GEG bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 18,5 tỷ đồng. VEA cũng bị bán ròng 16 tỷ đồng.

Theo Bình An (NDH)

Minh bạch và hiện đại hóa là chìa khóa chống thất thu thuế

Ngành Thuế đang chuyển mình mạnh mẽ trong công tác chống thất thu ngân sách, đặc biệt nhờ ứng dụng công nghệ số. Giải pháp này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ mà còn tạo thuận lợi cho người nộp thuế và xây dựng hệ thống thuế minh bạch, hiệu quả.

Chống thất thu thuế bằng dữ liệu và công nghệ số

Ngành Thuế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ với loạt giải pháp đột phá như số hóa, quản lý rủi ro và thanh tra chuyên đề. Những nỗ lực này không chỉ giúp thu đúng, thu đủ cho ngân sách mà còn tạo nền tảng vững chắc cho một hệ thống thuế minh bạch, hiện đại trong thời kỳ kinh tế số.

Cuộc chiến cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa đang nằm ở kênh phân phối?

Sự thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng trên thị trường “sân nhà” là điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể làm ngơ. Nhất là “cuộc chiến” cạnh tranh đang nằm ở kênh phân phối khi đua nhau gia tăng độ phủ sản phẩm, như “phép thử” để xem doanh nghiệp liệu có thể đứng vững trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này.

Video