Từ bỏ USD 0%?

Ngày 17/12/2015, Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm lãi suất tiền gửi USD cá nhân về mức 0%. Mức thấp kỷ lục từ trước đến nay.

[caption id="attachment_10400" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.[/caption]

Thị trường đang “đông” lại

Tỷ giá USD/VND tự do ngày 18/12/2015 đang xoay quanh mức 22.750 – 22.780 VND/USD (mua - bán), tăng 30 VND so với mức 22.720 – 22.750 VND/USD.  Theo một chủ tiệm bán vàng, ngoại tệ tại quận 1 TP.HCM, trong 2-3 ngày gần đây thị trường giao dịch rất chậm, người bán ít, người mua cũng dè chừng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm, ngày hôm qua (17/12/2015) có những Việt kiều nhận USD từ nước ngoài chuyển về đã giữ lại và không đổi sang VND vì chờ biến động tỷ giá. Thị trường cung – cầu đang không gặp nhau, đang “đông” lại.

Tỷ giá VND/USD trong ngân hàng ngày 18/12/2015 vẫn được các ngân hàng niêm yết kịch trần ở chiều bán là 22.547 VND/USD.

Bảng niêm yết tỷ giá của một số ngân hàng ngày 18/12/2015
[caption id="attachment_10399" align="aligncenter" width="670"]Nguồn: Tổng hợp Nguồn: Tổng hợp[/caption]

Từ phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, thị trường đã bớt căng thẳng sau thông tin Fed chính thức tăng lãi suất USD thêm 0,25%, biểu hiện ở việc đã có sự chênh lệch giữa tỷ giá mua – bán. Chưa có dấu hiệu bất thường về ngoại tệ trên thị trường.

Ông Minh cho rằng, giảm lãi suất tiền gửi USD cũng là biện pháp giảm sức hút của đồng tiền này trên đất nước Việt Nam, từ đó giảm nhu cầu về USD, góp phần không gây áp lực lên tỷ giá, giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ngoại tệ và ổn định thị trường tốt hơn.

Chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi VND và USD đang giãn rộng, lãi suất VND kỳ hạn 1 tháng cao nhất đang ở mức 5%/năm. Nếu trong năm 2016, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm 1-2% thì giữ VND vẫn có lợi.

Từ tháng 8/2015, lãi suất tiền gửi USD về mức thấp 0% đối với doanh nghiệp và 0,25% đối với cá nhân. Tuy nhiên, trên địa bàn TP.HCM, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ vào ngân hàng vẫn tăng 15% so cuối năm 2014, đạt mức 244.000 tỷ đồng, chiếm gần 16% tổng vốn huy động (theo báo cáo tình hình kinh tế, xã hội TP.HCM tháng 11 của UBND TP.HCM).

Bắt đầu từ năm 2016, lãi suất tiền gửi chung cho USD đã về mức 0%, đây sẽ là một thách thức cho nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ.

0% có giảm găm giữ?

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang sử dụng tất cả những gì có để ổn định thị trường. Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước là muốn người dân sử dụng và thanh toán bằng VND.

Bài toán đối với thị trường Việt Nam, tỷ lệ dùng tiền mặt cao, USD hóa vẫn lớn và VND yếu hơn so với USD khiến tâm lý nắm giữ đồng USD vẫn rất cao.

Đối với một số nước có đồng tiền mạnh, việc thanh toán bằng một số ngoại tệ mạnh khác bên cạnh nội tệ vẫn được áp dụng, vì đồng tiền của họ có giá trị và ổn định.

Tại Mỹ cũng như Việt Nam, người dân vẫn có thể nắm giữ ngoại tệ khác ngoài USD và vẫn có thể thanh toán bằng EUR, GBP, JPY nhưng không nhiều, vì vấn đề là đồng tiền nào mạnh hơn và lợi thế của USD là rõ ràng.

Trong vấn đề của Việt Nam, nếu cho người dân sử dụng và thanh toán bằng USD thì nguy cơ USD trở thành đồng tiền thứ hai của Việt Nam là rất lớn. Để bảo vệ VND buộc Ngân hàng Nhà nước phải dùng các công cụ của mình, kể cả đến biện pháp hành chính để can thiệp.

Thói quen dùng tiền mặt có tác động rất lớn và khó khăn cho việc chống USD hóa. Do vậy, việc cấm thanh toán bằng USD trên lãnh thổ Việt Nam là biện pháp đúng đắn để giảm găm giữ USD trong dân.

Cùng với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng phải xử lý triệt để các vi phạm về mua bán, thanh toán ngoại tệ trái phép. Còn việc tích trữ đồng tiền nào còn do sức hút của đồng tiền đó đến đâu.

Ông Hiếu cho biết thêm, trước đó việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi USD của doanh nghiệp về 0% đã không có nhiều hệ lụy, vì doanh nghiệp giữ ngoại tệ trong tài khoản chủ yếu để thanh toán và lãi suất tiền gửi USD tại Mỹ lúc đó cũng gần 0%/năm nên không ảnh hưởng.

Vấn đề là lãi suất USD của Mỹ dự kiến trong năm 2016 sẽ được điều chỉnh tăng lên mức 1%/năm. Câu hỏi đặt ra khi lãi suất tiền gửi USD tại các ngân hàng nước ngoài cao hơn tại các ngân hàng Việt Nam, liệu có sự dịch chuyển tiền gửi USD ra nước ngoài?

Câu trả lời là Fed tăng lãi suất USD sẽ khuyến khích doanh nghiệp giữ USD tại tài khoản ngân hàng nước ngoài để hưởng lãi.

Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh tiền gửi USD giữa các ngân hàng nội – ngoại khi gửi tiền xuyên biên giới không còn là trở ngại trong hội nhập hiện nay.

Theo Bizlive

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video